Bàn thờ ông Táo, ông Công là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay. Việc lập bàn thờ ông Táo và thờ cúng với hy vọng cầu mong bình an gia đạo, công việc thuận lợi, cuộc sống may mắn. Vậy liệu bạn đã biết lập bàn thờ ông Táo như thế nào cho đúng phong thủy và thu hút tài vận hay chưa? Cùng Goland tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tục lệ và ý nghĩa của việc thờ cúng ông Công, ông Táo

Nguồn gốc, ý nghĩa của tục lệ cúng ông Công ông Táo
Tục lệ thờ cúng ông Công, ông Táo có từ đâu?
Theo truyền thuyết, Táo quân được thành từ câu chuyện về một gia đình có 2 người chồng và 1 người vợ, sau khi họ mất được Ngọc Hoàng thương tình ban cho giữ chức Táo quân cai quản bếp núc các gia đình dưới hạ giới.
Bản chất thờ cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ thờ thần lửa, sau đó mở rộng ra thờ 3 vị là: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, những vị thần này có nghĩa vụ trông coi bếp núc, đất đai và các công việc trong gia đình.
Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch mỗi năm, các gia đình sẽ cúng Cá chép để đưa ông Táo về trời chầu Ngọc Hoàng và bẩm báo những công việc đã làm 1 năm qua dưới Hạ Giới.
Vì là thần giữ bếp nên bàn thờ ông Táo, ông Công thường được đặt ở vị trí cao dưới bếp, từ vị trí trên cao ông Công, ông Táo mới có thể soi xuống và cai quản một cách thấu đáo, kỹ lưỡng.
Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Táo
Theo quan niệm của người xưa, việc thờ cúng ông Công, ông Táo giúp ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ, tà khí từ bên ngoài vào trong gia cư, thổ cư, giữ bình yên cho gia đình.
Mỗi năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo lại về chầu Trời và báo cáo công việc suốt 1 năm qua và quay lại Hạ Giới vào đêm 30 để tiếp tục công việc cai quản.
Bàn thờ ông Táo cần có những gì?

Bàn thờ ông táo gồm những gì?
Thông thường, trên bàn thờ ông Táo cần có những vật dụng không thể thiếu sau đây:
- Bàn thờ ông Táo treo tường hoặc kệ, thông thường thì bàn thờ treo tường được ưa chuộng hơn.
- Bài vị ông Táo, ông Công
- Bát nhang
- Dĩa đựng trái cây
- Ly nước, ly rượu
- Bình hoa
Kích thước bàn thờ ông Táo bao nhiêu là hợp lý?

Kích thước bàn thờ ông táo
Việc bố trí bàn thờ hợp phong thủy thì kích thước cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Tùy thuộc vào diện tích gian thờ mà bố trí cho hợp lý, đồng thời cũng phải hợp phong thủy. Dưới đây là 3 kích thước thông dụng nhất:
- 610 x 410 (mm): trong đó số 610 mang ý nghĩa tài vượng, số 410 mang ý nghĩa tài lộc.
- 680 x 480 (mm): trong đó 680 mang ý nghĩa hưng vượng, 480 mang ý nghĩa hỷ sự.
- 880 x 480 (mm): trong đó 880 mang ý nghĩa tiến bảo, 480 mang ý nghĩa hỷ sự.
Có thể thấy việc chọn kích thước cũng mang thông điệp gửi gắm mong muốn và ý nghĩa phong thủy vô cùng to lớn không được xem nhẹ.
Xem thêm: Trang trí bàn thờ ngày tết đầy đủ và chu đáo cúng gia tiên
Cách lập bàn thờ ông Táo, ông Công
Bàn thờ ông Táo nên đặt ở đâu?

Bàn thờ ông Táo nên đặt ở đâu?
Vị trí đặt bàn thờ ông Táo, ông Công tốt nhất nên đặt trên cao, bàn thờ hướng về phía bếp nấu hoặc song song với hướng bếp nấu. Trường hợp gian bếp chật hẹp thì gia chủ có thể sử dụng nóc tủ bếp làm nơi thờ cúng ông Công, ông Táo.
Ông Táo là người trông coi bếp núc nên thuộc hành Hỏa, hướng tốt nhất để đặt bàn thờ chính là hướng Nam, vị trí này sẽ giúp thu hút tài lộc, mang đến may mắn cho gia chủ. Ngoài ra cũng có thể đặt có hướng: Đông Bắc, chính Tây, Tây Bắc.
Trường hợp gia chủ không bố trí bàn thờ ông Táo, ông Công riêng thì có thể tiến hành thờ cúng ở bàn thờ gia tiên. Lưu ý nên sử dụng những vật dụng thờ cúng riêng biệt.
Những sai lầm khi đặt bàn thờ ông Táo
Theo thiết kế nhà ở hiện nay thì không gian bếp được bố trí bồn rửa chén khá gần với bếp để thuận tiện sinh hoạt. Tuy nhiên, bàn thờ ông Táo không nên đặt gần bồn rửa chén hoặc song song với nhà vệ sinh tránh ô uế không gian thờ cúng.
Không nên đặt bàn thờ sai hướng, đặc biệt là đặt theo hướng hành Thủy, hướng này là hướng xung khắc dễ dẫn đến những chuyện xui xẻo, không may mắn.
Không đặt bàn thờ trực diện cửa ra vào bởi như vậy sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của gia đình, tài lộc cũng hao hụt.
Không nên đặt bàn thờ ông Táo quá cao gây khó khăn và nguy hiểm khi tiến hành thờ cúng.
Không nên bố trí bàn thờ quá gần trần nhà tránh việc hương khói làm ố vàng màu sơn gây mất thẩm mỹ.
Cách lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới
Nếu bạn mới xây nhà hoặc mới mua nhà thì khi dọn về cần lập bàn thờ ông Công, ông Táo sao cho chu đáo vì đây là những vị thần canh giữ đất đai, nhà cửa cho gia đình.
Nên cúng ông Táo cùng lúc với lễ nhập trạch.
Mâm lễ cúng ông Công, ông Táo gồm: Hoa tươi, trái cây, cỗ mặn, hương, giấy tiền vàng mã, 3 bộ quần áo, 2 mũ nam, 1 mũ nữ.
Các bước khi cúng ông Táo:
- Khi bước vào nhà, gia chủ chỉ nên mang vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước, chẳng hạn như chiếc chiếu đang sử dụng từ nhà cũ.
- Kê bàn và bày biện mâm cúng lên bàn cho hợp lý.
- Thắp nhang và khấn vái ông Táo để báo cáo mình là chủ ngôi nhà.
- Đun nước, pha trà để dâng lên ông Công, ông Táo và gia tiên.
Nghi thức cúng ông Công, ông Táo
Việc thờ cúng ông Táo nên diễn ra thường xuyên vào các ngày mùng 1, ngày rằm, các ngày giỗ chạp, lễ lớn và đặc biệt là ngày đưa ông Táo về trời, khi cúng bái thì cần thành kính.
Đặc biệt vào những ngày lễ lớn, giỗ chạp, đưa ông Táo về trời… thì cần có nghi thức mâm cỗ thịnh soạn kèm bài cúng chu đáo. Xem mẫu văn cúng ông Táo chuẩn nhất tại đây.
Cách thờ cúng ông Táo đúng phong thủy
Thường ngày, nên lau chùi bàn thờ sạch sẽ, tránh để bám mạng nhện, bụi bặm làm ảnh hưởng đến tài vận.
Vào những ngày mùng 1, hay rằm thì chỉ cần cúng chay gồm: hoa quả, hoa tươi, nước, hương.
Vào những ngày giỗ, tiệc thôi nôi, cưới hỏi là những dịp quan trọng thì mâm cúng cũng nên đầy đủ hơn, tốt nhất là nên chuẩn bị mâm lễ mặn kèm hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, giấy tiền vàng bạc…
Đặc biệt, nhất định không được bỏ qua việc thờ cúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch tức ngày đưa ông Táo về trời, đây không chỉ là thờ cúng mà còn được coi là tập tục bao đời nay của ông bà ta. Vào ngày này nên chuẩn bị:
- Gạo
- Muối
- Thịt vai heo luộc
- Xôi
- Các món mặn
- Hoa quả
- Trà
- Rượu
- Giấy tiền vàng bạc…
Tham khảo một số mẫu bàn thờ ông Công, ông Táo
Bàn thờ ông Táo hiện nay rất được ưa chuộng các mẫu treo tường bởi chúng nhiều mẫu mã, kích thước, có thể thiết kế theo đúng yêu cầu gia chủ. Đặc biệt việc tháo lắp dễ dàng có thể di chuyển trong trường hợp cần chuyển nhà.
Dưới đây là tổng hợp những mẫu bàn thờ treo tường được ưa chuộng những năm gần đây, gia chủ có thể tham khảo để đưa ra những lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.

Mẫu bàn thờ ông Công, ông Táo 1

Mẫu bàn thờ ông Công, ông Táo 2

Mẫu bàn thờ ông Công, ông Táo 3

Mẫu bàn thờ ông Công, ông Táo 4

Mẫu bàn thờ ông Công, ông Táo 5
Trên đây là tất tần tật những thông tin mà gia chủ cần biết về việc lập bàn thờ ông Táo và công táo thờ cúng sao cho đúng nhất giúp mang đến tài lộc cho gia đình. Hy vọng những thông tin này sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ hơn về tập tục thờ cúng ông Công, ông Táo của người Việt cũng như chú trọng hơn đến những công việc thờ cúng trong gia đình. Theo dõi Goland24h.com để biết thêm các thông tin về tử vi, phong thủy, ngũ hành, xem tuổi, xem bói vận mệnh…