Các ngày lễ trong năm luôn được mọi người quan tâm, không đơn giản chỉ là anh nghỉ lễ mà còn là thời gian để những người đi học, đi làm xa có thể về sum họp gia đình, bạn bè. Vậy trong năm có những ngày lễ quan trọng nào, cùng Goland24h.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các ngày lễ trong năm theo dương lịch
1. Ngày giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế lao động (1/5)

Ngày giải phóng miền Nam (30/4) và Quốc tế lao động (1/5)
Ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 là ngày lễ lớn và quan trọng của nước ta đánh dấu cho giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trên cả 2 miền. Vì giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động liên tiếp nhau nên 2 ngày này thường được gộp chung.
Lễ 30/4 – 1/5 là ngày lễ theo Bộ lao động nên học sinh và người lao động sẽ được nghỉ tính lương.
2. Ngày lễ tình nhân

Ngày lễ tình nhân
Trong năm sẽ có 3 ngày lễ tình nhân lớn là Valentine đỏ, Valentine trắng, Valentine đen. Trong đó ngày 14/2 Valentine đỏ là ngày được các cặp đôi yêu nhau quan tâm nhất. Đây là ngày mà các cặp đôi yêu nhau bày tỏ tình cảm, dành những món quà ý nghĩa tặng cho nhau.
Bài liên quan: Tháng 4 có ngày lễ gì? Những ngày lễ quan trọng trong tháng 4
3. Ngày quốc tế phụ nữ (8/3)

Ngày quốc tế phụ nữ
Quốc tế Phụ nữ 8/3 là ngày để các bạn nam bày tỏ tình cảm yêu thương, sự trân trọng và lòng biết ơn cho những bạn nữ, người chị, người mẹ, người bà của mình, đặc biệt chính là người mẹ.
4. Lễ Quốc khánh (2/9)

Lễ Quốc khánh (2/9)
Lễ Quốc khánh 2/9 là ngày vô cùng đặc biệt của toàn bộ người dân nước Việt Nam cộng hòa, là ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình Hà Nội.
Đây cũng là ngày lễ được Bộ lao động phê duyệt cho người lao động được nghỉ có hưởng lương.
5. Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)

Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là anh lễ quan trọng thể hiện sự hiếu học, tôn trọng và biết ơn của những học sinh, sinh viên thậm chí là những người đã đi làm đến những vị thầy giáo, cô giáo đã dẫn dắt, giảng dạy để truyền đạt kiến thức giúp chúng ta có được những bước đi vững chắc như ngày hôm nay.
6. Ngày tết dương lịch

Ngày tết dương lịch
Tết dương lịch trên thực tế là ngày Tết của người phương Tây du nhập vào Việt Nam. Vào ngày này người lao động sẽ được nghỉ có lương, nên thông thường vào những ngày nghỉ Tết dương lịch gia đình, bạn bè sẽ cùng nhau tổ chức ăn uống hoặc cùng đi du lịch.
Ngày tháng | Tên ngày Lễ, Tết | Được nghỉ lễ |
1 tháng 1 | Tết Dương Lịch | Được nghỉ 1 ngày |
14 tháng 2 | Lễ tình nhân (Valentine) | Không |
3 tháng 2 | Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam | Không |
27 tháng 2 | Ngày Thầy thuốc Việt Nam | Không |
8 tháng 3 | Ngày Quốc tế Phụ nữ | Không |
20 tháng 3 | Ngày Quốc tế Hạnh phúc | Không |
26 tháng 3 | Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | Không |
22 tháng 4 | Ngày Trái đất | Không |
30 tháng 4 | Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước | Được nghỉ 1 ngày |
1 tháng 5 | Quốc tế lao động | Được nghỉ 1 ngày |
19 tháng 5 | Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh | Không |
1 tháng 6 | Ngày Quốc tế Thiếu nhi | Không |
28 tháng 6 | Ngày Gia đình Việt Nam | Không |
27 tháng 7 | Ngày Thương binh Liệt sĩ | Không |
19 tháng 8 | Ngày Cách mạng tháng Tám thành công | Không |
2 tháng 9 | Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Được nghỉ 2 ngày |
7 tháng 9 | Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam | Không |
13 tháng 10 | Ngày Doanh nhân Việt Nam | Không |
14 tháng 10 | Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam | Không |
20 tháng 10 | Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam | Không |
20 tháng 11 | Ngày Nhà giáo Việt Nam | Không |
22 tháng 12 | Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam | Không |
25 tháng 12 | Lễ Giáng Sinh | Không |
Bài viết liên quan: Tháng 3 có ngày lễ gì? Tổng hợp các ngày lễ trong tháng 3
Các ngày lễ trong năm theo âm lịch
1. Giỗ tổ Hùng Vương (10/3)

Giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương nhằm vào ngày 10/3 âm lịch, đây là ngày để người dân Việt Nam thể hiện sự tôn kính, biết ơn đến những vị Vua hùng có công dựng nước và giữ nước. Tại Đền Hùng Phú Thọ vào ngày giỗ tổ Vua hùng thường sẽ tổ chức dâng hương, mọi người đều có thể tham gia.
2. Tết Đoan Ngọ (5/5)

Tết Đoan Ngọ (5/5)
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, là phong tục thờ cúng của các nước Đông Á không riêng gì Việt Nam. Vào ngày này mỗi gia đình sẽ cúng kiếng sau đó hạ cỗ để cùng nhau ăn uống, cầu mong mưa thuận gió hòa, người Việt Nam còn gọi vui ngày này là ngày “tết diệt sâu bọ”.
3. Lễ Vu Lan (15/7)

Lễ Vu Lan (15/7)
Lễ Vu Lan là lễ quan trọng trong Phật giáo diễn ra vào rằm tháng 7 để con cháu có dịp báo hiếu công ơn dưỡng dục ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Vào ngày này sẽ có các hoạt động thả đèn hoa đăng cầu nguyện, thả cá phóng sinh tích cóp công đức.
4. Tết Trung Thu (15/8)

Tết Trung Thu (15/8)
Tết Trung Thu gắn liền với sự tích Ngưu Lang, Chức Nữ, là ngày được trẻ em Việt Nam trông chờ nhất. Vào ngày này, trẻ em được tổ chức cùng nhau rước đèn ông sao, được chia quà bánh, được phá cỗ trung thu và được nghe những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội…
5. Đưa ông Táo về trời (23/12)

Đưa ông Táo về trời (23/12)
Ngày ông Táo về trời là ngày quan trọng trong phong tục và văn hóa của Việt Nam. Người ta nói rằng vào ngày này, 2 ông Táo và 1 bà Táo sẽ cùng nhau về trời để bẩm báo những chuyện diễn ra trong một năm với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mỗi gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ mặn và giấy tiền vàng bạc để cúng ông Táo và quan trọng là thả cá chép phóng sanh để đưa ông Táo về trời.
Ngày tháng | Tên ngày Lễ, Tết | Được nghỉ |
1 – 4 tháng 1 | Tết Nguyên đán | Được nghỉ 5 ngày |
15 tháng 1 | Tết Nguyên Tiêu | Không |
3 tháng 3 | Tết Hàn Thực | Không |
10 tháng 3 | Giỗ tổ Hùng Vương | Được nghỉ 1 ngày |
15 tháng 4 | Lễ Phật Đản | Không |
5 tháng 5 | Tết Đoan Ngọ | Không |
15 tháng 7 | Lễ Vu Lan | Không |
15 tháng 8 | Tết Trung Thu | Không |
23 tháng 12 | Lễ cúng Ông Táo | Không |
Đề xuất cho bạn: Ngày 26/3 có được nghỉ không? Ý nghĩa của ngày 26/3
Các lễ hội đặc sắc trong năm trên khắp miền tổ quốc
1. Lễ hội Đền Hùng
Là con dân nước Việt Nam chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mà về.”
Mỗi năm vào ngày 10/3 âm lịch, con dân nước Việt sẽ tụ họp về đền Hùng Phú Thọ để dâng hương và lễ vật nhằm bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đến các vị vua Hùng cùng như cầu mong sức khỏe, tiền tài.
Phần sau chính là phần lễ hội thi kiệu của các làng xung quanh. Sẽ có 3 cỗ kiệu đi liền nhau, kiệu đầu sẽ bày biện hương hoa, đèn nhang, rượu nước, trầu cau. Kiệu 2 sẽ là bài vị các vị thánh, có lọng che nhiều màu sắc thể hiện sự tôn kính. Kiệu thứ 3 là cỗ bao gồm bánh chưng, bánh dày và thủ lợn.
2. Lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn trong năm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, lễ hội sẽ kéo dài gần 2 tháng từ ngày 6 tháng Giêng đến ngày đầu tháng 3 âm lịch. Người dân khi tham gia lễ hội thường sẽ dâng hương, đèn nến, hoa quả. Trong lúc cúng sẽ có 2 tăng ni mang áo cà sa dâng lễ chay đàn sau đó là dâng đồ lễ, khi mang lễ chay đàn sẽ có 2 tăng ni múa rất đẹp mắt. Thỉnh thoảng còn có càng sư trên chùa đến gõ mõ, tụng kinh.
3. Hội Lim

Hội Lim
Hội Lim là lễ hội được tổ chức trên địa bàn huyện Yên Du tỉnh Bắc Ninh vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, đây là lễ hội hội tụ đủ các yếu tố tín ngưỡng tâm linh và hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Thời gian lễ hội diễn ra, các liền anh, liền chị sẽ giao lưu, hát các khúc giao duyên đậm chất quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đấu võ, đấu cờ, nấu cơm…
4. Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen

Lễ hội mùa xuân núi Bà Đen
Vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch hằng năm tại núi Bà Đen Tây Ninh sẽ diễn ra lễ hội mùa xuân. Nên đầu năm ở nay luôn thu hút rất đông khách du lịch, đặc biệt khách du lịch tại các tỉnh phía Nam đến cúng vái và cầu khấn.
Trên núi thờ vị thần chính là Linh Sơn Thánh Mẫu trong Điện Bà, tương truyền bà rất thiêng nên nếu những ai đến đầu thành tâm cầu khấn có thể được như ước nguyện. Ngoài việc thờ cúng, dâng hương dịp đầu năm thì du khách đến đây còn với mục đích được ngắm những cảnh đẹp, hùng vĩ từ cáp treo trên cao.
5. Lễ hội Miếu bà Chúa Xứ

Lễ hội Miếu bà Chúa Xứ
Miếu thờ bà Chúa Xứ tại Châu Đốc, An Giang là một công trình lớn và nổi tiếng. An Giang được xem là mảnh đất tâm linh, trong đó Miếu bà Chúa Xứ là địa điểm tâm linh nổi tiếng thu hút rất nhiều người, đặc biệt là nghệ sĩ và những người làm ăn lớn mỗi năm đều ghé thăm và dâng lễ cầu mong tiền tài và công việc.
Thời gian từ 23 – 27/4 âm lịch hằng năm Miếu bà Chúa Xứ núi Sam sẽ diễn ra các hoạt động như múa bóng, hát bội. Đặc biệt từ đêm 23 mọi người thường đổ xô về đây để xem nghi thức tắm Bà, tượng Bà được đưa xuống dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm.
Trên đây là những ngày lễ trong năm quan trọng mà mỗi người Việt Nam cần biết, truy cập Goland24h.com để biết thêm chi tiết.