fb

Thông tin tiến độ xây dựng Cầu Bình Khánh mới nhất

thông tin tổng quan cầu bình khánh

Cầu Bình Khánh Cần Giờ thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với tổng vốn đầu tư lên đến 3000 tỷ. Dự kiến sau khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đông Nam thành phố, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế- xã hội- văn hóa khu vực phát triển nhanh chóng.

Cầu Bình Khánh là cầu dây văng đường bộ bắc ngang sông Soài Rạp, kết nối hai huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của TP. HCM. Được đánh giá là một trong hai cây cầu có độ tĩnh không thông thuyền lớn nhất Việt Nam, cầu Bình Khánh hứa hẹn sẽ làm thay đổi diện mạo khu vực Đông Nam thành phố. Hãy cùng Goland tìm hiểu kỹ hơn về dự án cầu Bình Khánh qua bài viết dưới đây.

Đơn vị đầu tư và tài trợ cầu Bình Khánh

Ông Shimizu Akira – Đại diện của JICA Việt Nam.

Ông Shimizu Akira – Đại diện của JICA Việt Nam.

Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản (JICA) tài trợ 3000 tỷ đồng cho dự án xây dựng cầu Bình Khánh. JICA được biết đến là cơ quan duy nhất thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật thông qua 3 hình thức hợp tác: Hợp tác kỹ thuật, Hợp tác vốn vay, Hợp tác viện trợ không hoàn lại. Nhiệm vụ của tổ chức này là phát triển kinh tế xã hội thông qua việc tăng cường hợp tác quốc tế của Nhật Bản. Ở Việt Nam, JICA đã góp phần cải thiện điều kiện sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng cường bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Về hình thức đầu tư, cầu Bình Khánh Cần Giờ sẽ được thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) với tổng số vốn 9.982 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư bỏ chi phí xây lắp, ngân sách thành phố chi gần 4.000 tỷ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tổng quan dự án xây dựng cầu Bình Khánh 

Quốc gia Việt Nam
Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tuyến đường CT.01
Bắc qua Sông Soài Rạp
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầu Cầu dây văng
Rộng 21,75 m
Cao 155 m
Nhịp chính 375 m
Lịch sử
Khởi công Tháng 8 năm 2015

 

Phối cảnh dự án Cầu Bình Khánh

Phối cảnh dự án Cầu Bình Khánh

Cầu Bình Khánh Cần Giờ được xây dựng nhằm kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm thành phố và các khu vực lân cận, đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực, hình thành tuyến kết nối giao thông trực tiếp với khu vực biển phía Nam TP. HCM.

Theo phương án thiết kế đã được phê duyệt, cầu Bình Khánh có tổng chiều dài hơn 3km với điểm đầu tại nút giao giữa đường 15B (Nguyễn Lương Bằng nối dài) và đường số 2 (thuộc khu đô thị Phú Xuân, huyện nhà Bè),  điểm cuối kết nối với đường Rừng Sác cách phà Bình Khánh khoảng 1,8km về phía Nam. Độ rộng của cầu khoảng 21,75m được thiết kế gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp với vận tốc thiết kế giai đoạn 1 là 80km/h.

Với tĩnh không thông thuyền là 55m, cầu Bình Khánh được xem là một trong hai cây cầu dây văng đường bộ có tĩnh không thông thuyền lớn nhất Việt Nam, cầu Bình Khánh đảm bảo tàu biển 30.000 – 50.000 tấn có thể lưu thông về các cảng của TPHCM.

Dự án cầu Bình Khánh được thiết kế theo mô hình cầu dây văng 1 trụ tháp với ý tưởng phác họa hình tượng cây đước – đặc trưng của rừng ngập mặn Cần Giờ. Ngoài ra, lan can với hình tượng sóng biển và những trụ đèn chiếu sáng nghệ thuật cũng được sử dụng để tạo nên hiệu ứng rừng đước độc đáo khi đi qua cầu.

Có thể bạn quan tâm: Cầu Phước Khánh – Thông tin quy hoạch và tiến độ

Thông tin quy hoạch dự án xây dựng cầu Bình Khánh

Bản đồ quy hoạch dự án xây dựng cầu Bình Khánh

Bản đồ quy hoạch dự án xây dựng cầu Bình Khánh

Cầu Bình Khánh bắc ngang sông Soài Rạp, ngay khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, nối giữa huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh. Hướng tuyến trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè), vượt tiếp sông Soài Rạp để đến huyện Cần Giờ. Sau đó rẽ sang hướng đông, đi song song với đường điện cao thế 220KV, tiếp tục vượt sông Chà Và để kết nối với đường Rừng Sác.

Cầu Bình Khánh nằm trong dự án Bến Lức – Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Bắc Nam. Về chất lượng thi công, cầu được xây dựng theo mô hình công trường kiểu mẫu nên những tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đều được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo về mặt an toàn cho người lao động.

Tiến độ thi công cầu Bình Khánh thuộc dự án cao tốc Bến Lức- Long Thành

Tiến độ thi công cầu Bình Khánh thuộc dự án cao tốc Bến Lức- Long Thành

Tiến độ thi công cầu Bình Khánh thuộc dự án cao tốc Bến Lức- Long Thành

Cầu Bình Khánh thuộc gói thầu J1, nằm trong dự án đường cao tốc Bến Lức- Long Thành. Theo kế hoạch ban đầu, thời gian bắt đầu thi công cầu là vào tháng 8/2015, dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 47 tháng. Tuy nhiên, cầu đã tạm dừng thi công từ ngày 22/6/2018 do phải điều chỉnh một số vấn đề trong thiết kế kỹ thuật. Công tác triển khai rà soát, điều chỉnh thiết kế vẫn đang trong giai đoạn thực hiện do tính chất phức tạp của hạng mục cầu này.

Ngoài ra, sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) dừng triển khai các dự án áp dụng loại hợp đồng BT, dự án cầu Bình Khánh phải tìm nguồn vốn đầu tư khác. Công trình dự kiến sẽ thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2023, khởi công vào năm 2024 và hoàn thiện vào năm 2028.

Xem thêm: Cầu thủ thiêm 4 – Trọng điểm giao thông sài gòn

Những lợi ích sau khi cầu Bình Khánh hoàn thành

Cầu Bình Khánh sau khi hoàn thành sẽ bắc qua sông Soài Rạp và là luồng hàng hải cho tàu biển 30.000 – 50.000 tấn lưu thông về TP.HCM.

Cầu Bình Khánh sau khi hoàn thành sẽ bắc qua sông Soài Rạp và là luồng hàng hải cho tàu biển 30.000 – 50.000 tấn lưu thông về TP.HCM.

Cầu Bình Khánh Cần Giờ được xây dựng tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh, kết nối trực tiếp từ huyện Nhà Bè sang huyện Cần Giờ, bắc ngang sông Soài Rạp, giúp cư dân Cần Giờ di chuyển đến trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận nhanh chóng và thuận tiện. Khi hoàn thành, dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, đóng vai trò là điểm kết nối giao thông giữa miền Tây và Đông Nam Bộ mà không phải lưu thông qua trung tâm TP.HCM.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cầu Bình Khánh còn góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông khu vực. Đồng thời, dự án cũng tác động tích cực đến các hoạt động du lịch cũng như phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ nói riêng và trên toàn thành phố nói chung.

Đặc biệt, dự án cầu Bình Khánh kết hợp với một số công trình trọng điểm tại Nhà Bè sẽ mang tới một làn gió mới cho thị trường bất động sản khu vực thành phố. Nhà Bè là một trong những khu vực thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước trong thời gian gần đây. Là nơi quy tụ hàng loạt dự án có tầm cỡ quốc tế như dự án Star Village, dự án PAX Residence, dự án Riverside, dự án La Parzenta Nhà Bè, dự án chung cư Celesta Rise Nhà Bè, dự án căn hộ Goldora Plaza Nhà Bè, dự án căn hộ Orchic Park…

Cầu Bình Khánh chính là chìa khóa rút ngắn con đường từ Nhà Bè đến Cần Giờ.

Cầu Bình Khánh chính là chìa khóa rút ngắn con đường từ Nhà Bè đến Cần Giờ.

Tham khảo: Tổng quan bản đồ vị trí cầu Rạch Miễu 2 chính xác nhất

Chắc chắn, sau khi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được hoàn thiện, thị trường bất động sản huyện Nhà Bè sẽ còn mang lại nhiều cơ hội đầu tư sinh lời đầy triển vọng trong thời gian sắp tới.

Hy vọng với những thông tin hữu ích được Chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên phần nào giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về dự án xây dựng cầu Bình Khánh. Có thể thấy rằng cầu Bình Khánh là công trình giao thông trọng điểm có ý nghĩa chiến lược của khu vực Đông Nam thành phố. Ngoài đáp ứng nhu cầu di chuyển và giao thương hàng hóa, dự án còn góp phần thúc đẩy phát triển các dự án khu lấn biển cũng như khu đô thị du lịch Cần Giờ.

Dành cho bạn

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Huỳnh Quang Diệu

Chuyên viên kinh doanh

Tin tức liên quan