fb

Thông tin, Tiến độ xây dựng Cầu Cát Lái mới nhất 2022

Phối cảnh tổng quan Cầu Cát Lái

Dự án cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai, có chức năng nối liền giữa TP.Thủ Đức và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển đô thị mới Nhơn Trạch, dự án cầu Cát Lái còn giúp kết nối các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cầu Cát Lái là dự án thay thế phà Cát Lái nối TP.Thủ Đức (quận 2 cũ) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đây là dự án cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm của thành phố Thủ Đức nói riêng và toàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Dự kiến khi hoàn thành dự án sẽ giúp kết nối thuận tiện đến sân bay Long Thành và góp phần thúc đẩy giao thương giữa các vùng. Bài viết sau đây của Goland sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất liên quan đến dự án cầu Cát Lái- Nhơn Trạch.

Tổng quan dự án xây dựng cầu Cát Lái – Nhơn Trạch

Cầu Cát Lái kết nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP. Thủ Đức (TP. HCM)

Cầu Cát Lái kết nối huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP. Thủ Đức (TP. HCM)

Dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế phà Cát Lái kết nối trực tiếp huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP. Thủ Đức (TP. HCM), đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thương kinh tế giữa hai khu vực. Đây cũng là hạng mục trọng điểm trong việc hình thành tuyến kết nối thứ 2 giữa cảng hàng không quốc tế Long Thành với TP. HCM bên cạnh tuyến cao tốc TP. HCM- Long Thành – Dầu Giây.

Cầu Cát Lái được thiết kế là cầu dây văng hai trục tháp bắc qua sông Soài Rạp có tổng chiều dài ước tính khoảng 3.782 m với phần chính dài 650m, rộng 37,7 m được chia thành 6 làn xe cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m.

Dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng mức đầu tư lớn nên được kiến nghị tách thành 3 phần, cụ thể:

  • Phần đường dẫn có chiều dài 623 mét thuộc khu vực Quận 2 với chi phí khoảng 755 tỷ đồng do UBND TP. HCM triển khai.
  • Phần đường dẫn phía huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) có chiều dài khoảng 263 mét, chi phí gần 410 tỷ đồng do UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm triển khai
  • Phần cầu chính dài 650m và cầu dẫn chi phí khoảng 4.900 tỷ đồng, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

Xem thêm: Thông tin tiến độ xây dựng Cầu Bình Khánh mới nhất

Các phương án xây dựng dự án cầu Cầu Cát Lái – Nhơn Trạch

5 phương án xây dựng dự án cầu Cầu Cát Lái

5 phương án xây dựng dự án cầu Cầu Cát Lái

Phương án xây dựng cầu Cát Lái đang được Sở GTVT Đồng Nai và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam cân nhắc lựa chọn. Sau đây là 5 phương án thi công cầu Cát Lái được đề xuất lựa chọn, cụ thể:

Phương án 1: Điểm đầu cầu nằm cuối nút giao Mỹ Thủy, đi dọc đường Nguyễn Thị Định thuộc thành phố Thủ Đức sau đó vượt sông Đồng Nai về phía huyện Nhơn Trạch. Ở phía Đồng Nai, tuyến đi trùng với đường 25C, kết nối với cao tốc Bến Lức- Long Thành. Chiều dài toàn tuyển khoảng 11,7km

Phương án 2: Điểm đầu cầu tại nút giao trên đường Vành đai 2 ven sông Sài Gòn, cách đường dẫn cầu Phú Mỹ khoảng 1km, đi dọc theo tuyến đường quy hoạch thuộc khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B, cắt đường Võ Chí Công tại cầu Kỳ Hà 3 và 4. Ở phía bờ Đồng Nai, tuyến đường đi qua xã Phú Hữu và Phú Đông, cắt đường 25C, kết nối cao tốc Bến Lức – Long Thành. Toàn tuyến có tổng chiều dài hơn 10,6 km.

Phương án 3: Điểm đầu tuyến nằm trên đường vành đai số 2, cách cầu Ba Cua khoảng 300 m. Tuyến đi thẳng vào cổng C của cảng Cát Lái vượt sông Đồng Nai đến xã Đại Phước (huyện Nhơn Trạch), sau đó rẽ phải, kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Toàn tuyến dài 12,4 km.

Phương án 4: Điểm đầu dự án nằm trên đường trục Bắc – Nam, cách Rạch Đĩa khoảng 2,4 km thuộc địa bàn khu vực huyện Nhà Bè và quận 7. Tuyến đi về phía Đông, vượt qua rạch Tắc Bà Phổ, cắt đường Nguyễn Lương Bằng, đường Huỳnh Tấn Phát sau đó vượt sông Đồng Nai sang các xã Phú Hữu, Phú Đông (Nhơn Trạch). Điểm cuối kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 13,7 km.

Phương án 5: Điểm đầu tuyến nằm trên đường trục Bắc – Nam, cách Rạch Đĩa khoảng 4km thuộc địa bàn huyện Nhà Bè và quận 7. Tuyến đi về hướng Đông dọc theo trục đường quy hoạch Kho B, vượt qua rạch Phước Long, cắt đường Huỳnh Tấn Phát, đi qua Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, sau đó vượt sông Đồng Nai sang các xã Phú Hữu, Phú Đông (huyện Nhơn Trạch). Điểm cuối của cầu kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 13 km.

Có thể bạn quan tâm: Cầu thủ thiêm 4 – Trọng điểm giao thông sài gòn

Dự án xây dựng cầu Cát Lái có ý nghĩa như thế nào đối với TP. HCM và Đồng Nai?

Bản đồ vị trí, kết nối Cầu Cát Lái

Bản đồ vị trí, kết nối Cầu Cát Lái

Việc xây dựng cầu Cát Lái có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông của thành phố, giúp người dân có thể rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. Thủ Đức đến Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đồng thời làm gia tăng khả năng kết nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Khởi công xây cầu Cát Lái giúp hiện thực hóa mục tiêu biến Nhơn Trạch thành ngoại ô TP. HCM, thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của địa phương phát triển. Cầu cũng sẽ giúp kết nối TP. HCM với Bà Rịa – Vũng Tàu thuận lợi và nhanh chóng. Ngoài ra, việc thi công cầu Cát Lái còn góp phần giải tỏa áp lực giao thông khu vực và kéo giãn lượng dân cư thành phố.

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu vận tải đã và đang gia tăng một cách nhanh chóng, việc xây dựng cầu Cát Lái còn tạo ra bước đột phá cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Đồng Nai và cả thành phố Hồ Chí Minh. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch, những lĩnh vực được coi là thế mạnh của hai địa phương

Cầu Cát Lái – đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực

Cầu Cát Lái là bước đột phá cho phát triển kinh tế và BĐS

Cầu Cát Lái là bước đột phá cho phát triển kinh tế và BĐS

Bất động sản ở cả Khu Đông Sài Gòn và huyện Nhơn Trạch Đồng Nai luôn nằm trong tầm ngắm của các đầu tư trong nước và quốc tế với mức giá không ngừng gia tăng.

Đặc biệt, xu hướng xây dựng khu đô thị đa chức năng sẽ kéo theo làn sóng di cư mạnh mẽ về khu vực ngoại ô, cộng hưởng với sự hoàn thành dự án cầu Cát Lái trong tương lai chắc chắn sẽ góp phần đưa huyện Nhơn Trạch trở thành quận ngoại thành đắt giá nhất trong hệ thống đô thị vệ tinh của TP.HCM.

Đặc biệt, dự án cầu Cát Lái còn có lợi thế hơn nữa khi các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm của khu vực phía Đông thành phố đi vào hoạt động điển hình là cảng hàng không Long Thành dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Vì lẽ đó, cầu Cát Lái sẽ là đòn bẩy giúp cho thị trường Bất Động Sản Long Thành tăng trưởng phi mã trong tương lai.

Khởi công cầu Cát Lái sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các xã Phú Hữu, Đại Phước và Phú Đông thuộc huyện Nhơn Trạch phát triển. Tại các huyện này, một số dự án đang thu hút vốn đầu tư như tuyến đường liên cảng để phát triển cụm cảng biển nhóm 5. Theo như quy hoạch, tuyến đường liên cảng có tổng chiều dài khoảng 15km, đi qua các xã: Đại Phước, Phú Đông, Phú Hữu, Vĩnh Thanh và Phước Khánh.

Sự chậm trễ trong đầu tư xây dựng dự án cầu Cát Lái có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực Đồng Nai và TP. HCM, hai địa phương có vai trò kết nối giao thông quan trọng giữa các khu vực trọng điểm về kinh tế như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Lâm Đồng, Bình Thuận…

Tham khảo: Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm Quận 2 mới nhất

Tiến độ xây dựng cầu Cát Lái 

Tính đến thời điểm hiện tại, 2 địa phương TP.HCM và Đồng Nai vẫn chưa thống nhất được phương án xây dựng cầu, trong khi nhu cầu đi lại giữa 2 địa phương ngày một tăng cao, đặc biệt là khi sân bay Long Thành đang dần được hoàn thiện và đi vào hoạt động cùng với hàng loạt dự án dịch vụ – khu dân cư đã và đang được triển khai xây dựng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành. Do đó, việc khởi công xây dựng cần sớm được triển khai đòi hỏi chính quyền TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai cần đưa ra phương án phù hợp với độ khả thi cao và tiết kiệm ngân sách tối ưu.

Trên đây là những thông tin về dự án xây dựng cầu Cát Lái được tổng hợp bởi Goland. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về công trình trọng điểm của thành phố Thủ Đức. Có thể thấy rằng dự án cầu Cát Lái đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mạng lưới giao thông khu vực cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM và Đồng Nai. Do đó, dự án cần sớm được triển khai để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong việc quy hoạch và đền bù cầu Cát Lái, góp phần khai thác tối đa tiềm năng của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Dành cho bạn

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Huỳnh Quang Diệu

Chuyên viên kinh doanh

Tin tức liên quan