Cây Cần Thăng hợp mệnh gì? Ngày nay, khi nhu cầu về cây cảnh ngày một tăng cao nên việc lựa chọn một cây bonsai đặt trong khuôn viên gia đình cũng là điều rất thường gặp. Các loại bonsai được lựa chọn nhiều nhất cũng không thể không nhắc đến tên cây Cần Thăng. Nhưng cây Cần Thăng hợp với gia chủ mệnh gì? Cách trồng và chăm sóc ra sao? Hãy cùng Goland tìm hiểu cây Cần Thăng phù hợp mệnh gì trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây Cần Thăng
Cây Cần Thăng hay còn được gọi là cây Mộc Hương. Tên khoa học của cây Cần Thăng là Feoniella Lucida, chúng được trồng phổ biến tại các nước Châu Á như Lào, Campuchia, Việt Nam, Ấn Độ… Vỏ cây có màu xám trắng, thuộc cây thân gỗ, gốc của cây bố trí các cục u bướu. Chiều cao tự nhiên của cây cần thăng khoảng 2 đến 2,5m. Chúng chịu khí hậu nóng khá tốt
Thân cây có một độ dẻo dai và bền bỉ hiếm có tuy nhìn chúng có vẻ ngoài xù xì và khô cứng như vậy. Vì thế chúng khá thuận lợi để các nghệ nhân tạo chúng thành những cây bonsai rất đẹp mắt.
Cây có lá nhỏ tròn, mọc dài theo từng nhánh, và có khá nhiều gai dài 1cm thường mọc ngang. Cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tươi tốt nếu bạn để chúng trong nhà cả nửa tháng
Hoa cây Cần Thăng có màu trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía, mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa ngắn hơn lá, mọc vào tháng 2 3. Quả có dạng hình cầu, vỏ mọng và dày, màu trắng hơi xám, vỏ quả có lông, ra quả vào tháng 10 và tháng 11
Cây Cần Thăng hợp mệnh gì?

Cây Cần Thăng hợp mệnh gì?
Cây Cần Thăng phù hợp với mọi cung mệnh, không xung khắc với bất kỳ mệnh nào. Nhưng càng tuyệt vời hơn nếu gia chủ mang mệnh Mộc sẽ tốt nhất. Trong công việc hay cả trong tình duyên loại cây này sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc hay cả sự hanh thông, sáng suốt.
Công dụng, ý nghĩa của cây Cần Thăng
Công dụng
Làm cảnh trang trí: Cây cần thăng đặt ở bàn làm việc hoặc để hai bên cửa ra vào với ý nghĩa tự nhắc nhở bản thân siêng năng, chăm chỉ mới mong gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
Ngoài ra, cây cần thăng có thể được đặt ở hai bên sảnh của cao ốc, công ty, khách sạn,…với dáng cây độc lạ vừa giúp mang lại không gian xanh vừa mang lại phong thủy tốt đẹp.
Tác dụng chữa bệnh
Cây Trần Thăng là một trong số ít những loại cây có tất cả bộ phần đều dùng làm thuốc: lá Cần Thăng có mùi thơm, quả và vỏ cây có vị nhặng đắng dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, rất tốt cho sức khỏe.
Nhựa của quả cây Cần Thăng có tác dụng để chữa viêm lợi, nhiệt miệng.
Vỏ cây và thịt quả cũng được dùng trong trường hợp rối loạn chức năng gan, mật đem lại hiệu quả tốt.

Công dụng, ý nghĩa của cây Cần Thăng
Công dụng khác
Ở một số quốc gia trên thế giới, đơn cử Campuchia, người dân sử dụng phần lõi quả (không hạt) để làm gia vị hoặc chế biến các món ăn hằng ngày nhằm tăng thêm phần đậm đà, ngon miệng.
Xem thêm: Cây Trầu Bà hợp mệnh gì? Tuổi gì? Chăm sóc như thế nào?
Ý nghĩa phong thủy
Cây Cần Thăng có cái tên vô cùng ý nghĩa, cần có nghĩa cần cù, thăng có nghĩa thăng tiến, thể hiện sức sống mạnh mẽ của cây, không ngừng vươn tới khi gặp trở ngại.
Cây trồng theo hướng bonsai có thể đặt cây ở bàn làm việc như gợi lời nhắc cho chúng ta phải luôn siêng năng, cần mẫn trong công việc. Cây Cần Thăng vô cùng thích hợp đối với nam giới, cây thể hiện bản lĩnh, khí phách của đàn ông sẵn sàng đương đầu với thử thách.
Cách trồng và chăm sóc cây Cần Thăng
Cây sinh trưởng khỏe mạnh và tươi xanh không chỉ là yếu tố thẩm mỹ quan trọng mà nó còn phản ánh được giá trị phong thủy của cây. Sau đây là những lưu ý để bạn chăm sóc cây Cần Thăng được tốt nhất:
Đất trồng
Chọn loại đất tơi xốp có độ hút ẩm và thoát nước hợp lý cho cây là một yếu tố giúp chúng sinh trưởng tốt. Trong trường hợp đất có dấu hiệu cằn cỗi, hãy thay đất và bổ sung thêm phân cho cây.
Cần Thăng là loại cây để bàn có sức sống dẻo dai, mạnh mẽ và chúng không kén chọn đất trồng nên bạn cũng đỡ một phần công sức chăm sóc.
Điều kiện ánh sáng
Cây thích hợp với môi trường có độ khuếch đại ánh sáng vào khoảng 40 – 60%. Nên đặt ở vị trí gần cửa sổ để đón ánh sáng mặt trời nhưng lưu ý là chúng phải được bảo vệ qua tấm kính hoặc các tấm mành để giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu không gian của bạn không có đủ ánh sáng thì hãy cho cây ra tắm nắng 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Cách trồng và chăm sóc cây Cần Thăng
Nước tưới
Đối với loại cây để bàn này, nước quá nhiều cây sẽ bị thối rễ và vàng lá còn nước quá ít thì cây bị rụng lá dẫn đến chết cây. Bạn cần tưới 100 – 200ml nước vào 1 đến 2 lần mỗi tuần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
Bạn có thể xịt phun sương lên lá của cây hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho cây và giữ cho cây luôn sạch sẽ, tươi tắn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Loại bệnh phổ biến nhất trên cây Cần Thăng chính là sâu bướm. Mỗi ngày, cần chú ý bắt sâu. Khi thấy có trứng bướm hoặc những con sâu nhỏ nở như đầu tăm, cần loại trừ ngay. Bởi tốc độ phá hoại của loại sâu này rất khủng khiếp. Chỉ trong khoảng 1 ngày, sâu có thể ăn hết chồi non, lan rộng khắp tất cả các ngọn cây.
Nếu cây lớn hơn, gia chủ có thể dùng thuốc sâu sinh học bằng nước tỏi ớt. Đây là chế phẩm an toàn cho cây, cho người sử dụng. Chỉ cần nhúng tấm khăn ẩm vào hỗn hợp dung dịch trên rồi nhẹ nhàng lau lá cây. Chỉ sau từ 3 – 4 ngày, trứng và sâu bướm sẽ tự động chết.
Hướng dẫn trồng cây Cần Thăng từ hạt
Người ta thường trồng cây Cần Thăng bằng cách nhân giống hạt. Chọn hạt là một bước rất quan trọng, chọn hạt chắc, mấy để gieo. Trước khi gieo chúng ta nên ngâm hạt trong dung dịch kích thích nảy mầm khoảng 15 phút sau đó để ráo nước. Rồi ủ từ 2-3 ngày đến khi hạt nảy mầm đem gieo trồng. Chúng ta thường xuyên chăm sóc tưới nước cho cây để cây phát triển mạnh khỏe.
Tạm Kết
Trên đây là tất cả những thông tin về cây Cần Thăng. Qua đây hy vọng gia chủ sẽ “chọn và chơi” cây đúng cách để mang lại nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc và đời sống. Hãy theo dõi Goland để cập nhật những thông tin về các loại cây phong thủy nhé!
Xem thêm: Cây Trúc Quân Tử hợp mệnh gì? Cách trồng cây tại nhà?