Cây Lan Chi hợp mệnh nào? Bạn đang có dự định mua cây Lan Chi làm cây phong thủy trưng trong nhà, văn phòng nơi làm việc? Tuy nhiên, bạn chưa biết cây Lan Chi có hợp mệnh, hợp tuổi của bạn hay không? Cùng Goland tìm hiểu Cây Lan Chi phù hợp mệnh gì trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về cây Lan Chi

Tìm hiểu chung về cây Lan Chi
Cây Lan Chi là cây có nguồn gốc xuất xứ từ các nước Châu Phi và vùng nhiệt đới. Ví dụ như Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Philippines,… Trong đó có Việt Nam. Cây có tên khoa học là Chlorophytum Bichetii. Cây thuộc họ Tỏi rừng – Asphodelaceae.
Cây Lan Chi là loại cây có kích thước nhỏ thường được sử dụng để trồng viền, trong nền hoặc trồng thành cụm ở các sân vườn, công viên,… hoặc cây có thể trồng trong chậu để làm cây trang trí nội thất văn phòng,…
Đặc điểm của cây Lan Chi
Cây lan chi có 2 loại là lan chi lá dài và lan chi lá sọc. Đối với lan chi lá dài thì lá cây thoạt nhìn giống như lá hẹ, không đẹp bằng lan chi lá sọc. Cho nên lan chi lá sọc được nhiều người ưa chuộng hơn, đặc biệt trong trang trí nhà cửa. Loại lan chi lá sọc có lá mọc sát đất, có màu xanh và có hai dải màu trắng dọc theo mép lá. Bên cạnh đó, hình dạng lá là hình giáo, kéo dài ở đầu.
Cây Lan Chi có công dụng gì?
Trong đời sống, cây Lan Chi mang lại rất nhiều công dụng tốt dành cho con người. Cây Lan Chi được xem như bài thuốc chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy. kiết lị, khó tiêu,… nhờ phần rễ “độc nhất vô nhị” của cây. Thân lan chi có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.
Trái với vẻ ngoài nhẹ nhàng, có phần mỏng manh, cây Lan Chi được xem là “máy lọc không khí” thần kỳ. Theo các nhà khoa học, lan chi có khả năng thanh lọc không khí cực đỉnh, có thể hấp thụ tới 95% cacbonic, xử lý các khí độc hại từ các thiết bị điện thải ra, biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amino acid.
Bên cạnh những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, lan chi còn là “bảo bối” trang trí nhà cửa, sân vườn, ban công, đặt trên bàn làm việc,… tiếp sức mạnh cho bạn mỗi ngày. Ngoài ra, cây lan chi cũng là 1 trong những món quà ý nghĩa để dành tặng người thân.
Ý nghĩa phong thủy của cây Lan Chi
Cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường, bền bỉ theo năm tháng. Đó là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi. Theo phong thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và tài vượng cho người sở hữu.
Xem thêm: Cây Lưỡi Hổ hợp mệnh gì? Tuổi nào? Ý nghĩa phong thủy
Cây Lan Chi hợp mệnh nào?

Cây Lan Chi hợp mệnh nào?
Cây Lan Chi có màu xanh mướt nên rất hợp với những người mệnh Thủy giúp mang đến thành công, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây Lan Chi còn được kết hợp thêm một chút màu trắng vàng nên cũng rất hợp với những người mệnh Kim. Chính vì vậy, gia chủ của 2 cung mệnh này nếu lựa chọn cây Lan Chi sẽ vô cùng may mắn, thành công và mang lại nhiều tài lộc.
Cây Lan Chi hợp tuổi nào?
Tất cả những người thuộc mệnh Thủy và Kim đều có thể sở hữu cây Lan Chi trong nhà hoặc văn phòng làm việc cụ thể như bên dưới đây:
- Bính Tý: 1936 và 1996
- Đinh Sửu: 1937 và 1997
- Giáp Thân: 1944 và 2004
- Ất Dậu: 1945 và 2005
- Nhâm Thìn: 1952 và 2012
- Quý Tỵ: 1953 và 2013
- Bính Ngọ: 1966 và 2026
- Đinh Mùi: 1967 và 2027
- Giáp Dần: 1974 và 2034
- Ất Mão: 1975 và 2035
- Nhâm Tuất: 1982 và 2042
- Quý Hợi: 1983 và 2043
Ngoài ra, Cây Lan Chi được cho rằng rất hợp với những người tuổi Mùi.Vì vậy, đây là loại cây mà những người tuổi Mùi nên sở hữu để có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống nhé!
Đặt cây Lan Chi ở đâu thu hút tài lộc?
Vị trí để đặt cây lan chi nên ưu tiên góc tài lộc để hậu thuẫn cho khả năng thu hút vận may của loại cây này.
Góc tài lộc là góc Đông Nam hoặc theo hướng hợp bản mệnh. Như vậy thì hiệu quả phong thủy mới hài hòa, gia chủ được thành công, thịnh vượng và giàu sang.
- Cây lan chi ở ban công, cửa sổ: Cây cần ánh sáng dịu nhẹ nên nếu đặt cây tại ban công hoặc cửa sổ sẽ giúp cây đủ ánh sáng, phát triển tốt. Nếu để xa vị trí này với mục đích trang trí nhà cửa thì lâu lâu nên để lại ở cửa sổ để cây đón sáng sau đó bỏ lại vị trí cũ.
- Cây lan chi trên bàn làm việc, bàn học: Để cây ở vị trí này nhằm phát huy tối đa khả năng hút được những tia độc hại phát ra từ máy tính. Nhờ đó mà bảo vệ được da và mắt của người ngồi máy tính thường xuyên.
- Cây lan chi để trong bếp, trên nóc tủ, giá sách,… cũng giúp loại bỏ các khí độc trong những không gian này, bên cạnh đó, với sự kết hợp các loại cây khác đẹp mắt và hài hòa hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây Lan Chi

Cách trồng và chăm sóc cây Lan Chi
Hiện nay, cây Lan Chi có thể dễ dàng nhân giống cỏ lan chi bằng cách tách gốc từ 1 cây mẹ khỏe mạnh ra thành những cây con khác nhau. Sau khi tách cây con được cho vào trong chậu ươm với đất đã trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng có sẵn.
Khi trồng cây mới tránh tưới quá nhiều vì rễ cây chưa bám vào đất và không thể hút nước bình thường dẫn đến thối rễ, chết cây.
Cũng như trồng các loại cây khác, sau khi trồng cũng cần một số lưu ý như sau:
- Ánh sáng: Cây lan chi là loại cây ưa mát, ánh sáng 1 phần cho nên bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, vừa đủ để cây không bị héo, khô.
- Đất trồng: Cây không kén đất nhưng đất trồng phải là đất mùn, có nhiều chất dinh dưỡng và phải thoát nước tốt, có độ pH từ 6 – 7.5.
- Nước: Đất phải được giữ ẩm để cây lan chi có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Không nên sử dụng nước bị nhiễm phèn để tưới cây, bạn nên thay bằng nước mưa hoặc nước trong lu, khạp của nhà.
- Nhiệt độ: Cây lan chi phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới.
- Bón phân: Cây sẽ bị vàng lá, héo nếu không có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên bón phân 2 tuần 1 lần trong mùa sinh trưởng. Cây lan chi là thực vật có hoa vì vậy bạn bón 1 ít phân đạm. Khi nhiệt độ xuống quá thấp khoảng dưới 4 độ C thì phải ngưng tưới và bón phân.
- Phòng sâu bệnh: Cây lan chi thường hay gặp tình trạng thối rễ. Đề phòng ngừa bệnh này thì bạn phải điều chỉnh lượng phân bón, lượng nước và để nơi thông gió, như vậy cây sẽ tránh được tình trạng vàng lá, sâu bệnh.
Mua cây Lan Chi ở đâu? Giá bao nhiêu?
Để tìm mua cây Lan Chi quả thực không khó khăn gì. Hiện nay, Cây Lan Chi được bán rộng rãi tại các cửa hàng cây cảnh hoặc các cửa hàng bán hoa. Khi mua trực tiếp tại cửa hàng bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể từ cách trồng đến cách chăm sóc. Trên thị trường, cây Lan Chi hiện đang có giá khoảng 20.000 nghìn đồng/chậu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Lan Chi và những mệnh hợp với cây Lan Chi để khi lựa chọn sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia chủ.Đừng quên theo dõi Goland để đọc nhiều bài viết hữu ích về các loại cây phong thủy.
Xem thêm: Cây Kim Ngân Lượng hợp mệnh gì? Cách trồng và chăm sóc