Cây Trầu Bà hợp mệnh gì? Cây Trầu Bà là một trong những loại cây phong thủy được nhiều gia chủ lựa chọn. Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, cây Trầu Bà còn có tác dụng thanh lọc không khí tốt nên rất phù hợp để trồng trồng nhà. Vậy mệnh gì? Tuổi gì nên trồng cây Trầu Bà? Cùng Goland24h tìm hiểu ngay sau đây.
Đặc điểm của cây Trầu Bà
Cây Trầu Bà có tên khoa học là Epipremnum Aureum, thuộc họ Araceae có nguồn gốc từ Indonesia, về sau loài cây này trở nên phổ biến trên thế giới, Việt Nam cũng là một trong những nước có nhiều loại cây này.
Cây Trầu Bà là loại cây có sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh nên được xem là biểu tượng của sự phát triển, thăng tiến trong cuộc sống.
Trầu Bà là cây dây leo thân mềm, thường được trồng trong chậu hoặc trồng theo giàn leo trước nhà hay trên bậu cửa sổ, khu vực ban công… Cây Trầu Bà có dáng lá giống hình trái tim, cuống ngắn, giống với lá Trầu Không.
Cây Trầu Bà có mấy loại phổ biến?
Câu Trầu Bà tại Việt Nam phổ biến với 3 loại là Trầu Bà Cẩm Thạch, Trầu Bà Đế Vương, Trầu Bà Lá Xẻ. Trong đó mỗi loại sẽ có hình dạng và đặc điểm riêng như:
Trầu Bà Cẩm Thạch

cây trầu bà cẩm thạch
Trầu Bà Cẩm Thạch có lá hình trái tim, màu xanh nhạt pha vàng bắt mắt nên được gia chủ rất yêu thích. Loài cây này còn có tác dụng hấp thụ khí Fomandehit và tia bức xạ có tác dụng tích cực trong bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Trầu Bà Đế Vương

cây trầu bà đế vương
Trầu Bà Đế Vương có tên khoa học là Philodendron, lá của chúng đặc biệt, khi lá non sẽ có màu đỏ bắt mắt, khi lá già sẽ có màu xanh đậm, màu sắc đỏ đặc trưng thường mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Trầu Bà Lá Xẻ

cây trầu bà lá xẻ
Trầu Bà Lá Xẻ là cây có kích thước khá lớn, lá to màu xanh đậm, trên lá xuất hiện những đường xẻ lớn nên được gọi với cái tên Trầu Bà Lá Xẻ. Loại cây này thường được trang trí trong phòng khách, ban công, trong các quán cà phê, khách sạn…
Xem thêm: Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc cây?
Cây Trầu Bà hợp mệnh gì?
Dựa vào đặc điểm của cây Trầu Bà thì có thể thấy cây Trầu Bà hợp mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Trong đó:
Mệnh Mộc: Cây Trầu Bà được xem là cây bản mệnh của người mệnh Mộc, hạn chế những tính khí thất thường, thay vào đó giúp người mệnh Mộc sâu sắc và biết đối nhân xử thế hơn, giúp người mệnh Mộc khôn ngoan, biết xây dựng các mối quan hệ xung quanh.
Mệnh Hỏa: “Mộc sinh Hỏa” nên cây Trầu Bà được xem là cây tương sinh dành cho người mệnh Hỏa. Người mệnh Hỏa thẳng thắn, chính trực nhưng tính tình có phần nóng nảy, việc trồng cây Trầu Bà trong nhà sẽ giúp gia chủ mệnh Hỏa điềm tĩnh, ôn nhu và biết nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
Cây Trầu Bà hợp tuổi gì?
Cây Trầu Bà trong phong thủy được các chuyên gia cho rằng phù hợp với người tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ thường là những người nghị lực, luôn cố gắng và không bao giờ bỏ cuộc dù là trong công việc hay cuộc sống. Cây Trầu Bà có tác dụng thúc đẩy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của người tuổi Ngọ để họ có thêm cơ hội phát triển sự nghiệp.
Khi cây Trầu Bà sinh trưởng tươi tốt bởi bàn tay của gia chủ thì nó sẽ đem đến nhiều vượng khí cho gia chủ, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành.
Ý nghĩa phong thủy của cây Trầu Bà

ý nghĩa phong thủy cây trầu bà
Cây Trầu Bà có thể dễ dàng thích nghi với mọi môi trường sống dù là trên đất trong trong nước, cây có khả năng phát triển nhanh chóng mà không cần chăm sóc quá nhiều nên được xem là biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển, mang đến may mắn, tiền tài cho gia chủ.
Cây Trầu Bà còn tượng trưng cho sự hanh thông, suôn sẻ, thuận lợi, hóa giải những trở ngại gặp phải cho chủ nhân, tránh những vận xui trong cuộc sống.
Cây Trầu Bà có tác dụng gì?
- Trang trí nhà ở: Cây Trầu Bà có tác dụng trang trí bàn làm việc, không gian nhà ở giúp không gian tươi mới, tràn đầy sức sống, mang đến cho gia chủ tâm trạng thoải mái, dễ chịu.
- Thanh lọc không khí: Cây Trầu Bà có tác dụng hấp thụ các khí Benzene, những tia bức xạ từ các thiết bị điện tử giúp bảo vệ sức khỏe mọi người xung quanh.
- Làm sạch nước: Cây Trầu Bà thường được trồng thủy sinh trong các bể cá có tác dụng làm sạch bể nước để các loài cá có thể sinh sống dễ dàng mà không cần thay nước thường xuyên.
- Chữa bệnh: Cây Trầu Bà là một trong những bài thuốc trị bệnh thận được sử dụng trong Đông Y.
Cách chăm sóc cây Trầu Bà
Lựa chọn đất trồng
- Đất sử dụng trồng cây Trầu Bà nên là loại đất tơi xốp, thoáng khí, đủ độ ẩm, dễ thoát nước và giàu chất dinh dưỡng để nuôi cây phát triển.
- Có thể trộn đất dựa trên công thức sau: hỗn hợp xơ dừa, trấu, tro, than củi, phân chuồng hoại mục để làm đất trồng cho cây Trầu Bà.
- Cây Trầu Bà khi phát triển sẽ leo nhanh chóng nên cần làm thêm giàn leo hoặc cắm cọc để cây Trầu Bà có giàn leo hoặc có thể bám trên một thân cây khác.
- Nếu trồng cây Trầu Bà trồng thủy sinh trong nước thì nên rửa sạch rễ rồi cho cây vào bình đựng dung dịch để trồng cây.

cách chăm sóc cây trầu bà
Nhiệt độ thích hợp cho cây
- Cây Trầu Bà phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 15 độ C – 30 độ C, không nên trồng ngày ở những vị trí ánh nắng chiếu và trực tiếp.
- Cây Trầu Bà không chịu được lạnh, nếu nhiệt độ dưới 8 độ C cây có thể sẽ chết.
- Cây Trầu Bà ưa bóng mát, phù hợp với cường độ ánh sáng nhẹ đến trung bình.
- Nên đặt cây Trầu Bà ở nơi có ánh sáng tự nhiên trong nhà, những nơi râm mát hoặc sử dụng đèn điện huỳnh quang để chiếu sáng thì cây cũng có thể phát triển tốt.
- Trường hợp trồng cây Trầu Bà ngoài trời thì nên làm mái che để hạn chế tình trạng cây bị vàng lá, cháy lá.
- Không đặt cây trầu bà ỏ nơi có ánh nắng quá gay gắt hay những vị trí gần cửa kính.
- Cây trầu bà hút nước nhiều, không cần quá nhiều chất dinh dưỡng nên không cần phân bón thường xuyên, loại cây này cũng có thể trồng thủy sinh.
Trên đây là những thông tin về cây Trầu Bà và những mệnh hợp cây Trầu Bà để bạn đọc có thể dễ dàng lựa chọn những loại cây phong thủy trong nhà phù hợp. Truy cập ngay Goland24h.com để biết thêm chi tiết về những vấn đề phong thủy bổ ích.
Xem thêm: Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì? Tuổi gì? Ý nghĩa cây Vạn Lộc