Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì? Nhắc đến cây phong thủy không thể không nhắc đến cây Vạn Lộc. Tuy nhiên chưa chắc mọi người đã biết những mệnh nào, tuổi nào thì hợp với cây Vạn Lộc. Bài viết này Goland24h sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này.
Nguồn gốc, đặc điểm của cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink, là một loài cây thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ Indonesia và Thái Lan, sau này loài cây này bắt đầu được ưa chuộng và phổ biến tại nhiều quốc gia.
Cây Vạn Lộc là cây thân thảo, thường mọc theo bụi, không phân cành, lá mọc từ gốc, trơn bóng và có màu hồng đặc trưng, mép lá nguyên lượn sóng, chiều cao của cây chỉ rơi vào 20 – 60cm phù hợp để trang trí nhà ở, bàn làm việc giúp mang đến nhiều may mắn, thuận lợi.
Ý nghĩa cây Vạn Lộc

ý nghĩa cây vạn lộc
Đúng như tên gọi, cây Vạn Lộc có ý nghĩa là nhiều phúc lộc, tài lộc và may mắn, loài cây này sẽ mang đến cho gia chủ. Gia chủ đặt cây Vạn Lộc trong nhà với mong muốn cuộc sống bình yên, thuận lợi, may mắn và tiền bạc.
Cây Vạn Lộc có màu đỏ hồng, là màu sắc của may mắn. Nếu có thể chăm sóc cây Vạn Lộc ra hoa thì sự may mắn sẽ nhân lên, đủ đầy nên chúng thường được trưng bày trong phòng khách hoặc bàn làm việc với hy vọng mang đến nhiều may mắn cho chủ nhân.
Xem thêm: Cây Hồng Môn hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy, cách trồng?
Cây Vạn Lộc có tác dụng gì?
- Trang trí trong gia đình: Cây Vạn Lộc với màu sắc bắt mắt, dễ chăm sóc và có ý nghĩa phong thủy tốt nên thường được sử dụng để trang trí nhà ở, bàn làm việc nhằm mang lại không gian tươi mới cho gia đình.
- Thanh lọc không khí: Cây Vạn Lộc có khả năng hấp thụ bụi mịn và các chất độc hại trong không khí, giúp thanh lọc không khí trong gia đình mang lại không khí trong lành, thoáng mát, duy trì sức khỏe cho gia chủ.
- Giải tỏa căng thẳng: Việc trang trí cây cảnh trong nhà, đặc biệt là những cây có màu sắc bắt mắt như cây Vạn Lộc sẽ giúp chủ nhân cảm thấy yêu đời, thoải hơn và giải tỏa bớt những căng thẳng trong cuộc sống.
- Làm quà tặng: Cây Vạn Lộc mang ý nghĩa may mắn nên khi trở thành quà tặng nó như một lời cầu chúc may mắn, phát tài phát lộc… phù hợp trong các dịp khai trương, tân gia, lễ tết, thăng chức…
Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?

tác dụng của cây vạn lộc
Cây Vạn Lộc hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, người thuộc 2 mệnh này nên trang trí cây Vạn Lộc trong nhà để mang đến nhiều may mắn, tài lộc, vạn lộc, tạo nên sức mạnh khó ai vượt qua được.
Cây Vạn Lộc có màu đỏ hồng chủ đạo, đây là màu sắc bản mệnh của mệnh Hỏa. Người mệnh Hỏa khi dùng cây Vạn Lộc trang trí trong nhà sẽ có tác dụng thúc đẩy sức mạnh, sự may mắn và tài lộc cho chủ nhân. Tuy nhiên, “lưỡng Hỏa hỏa diệt” nên cần sử dụng chậu màu trắng hoặc xanh dương để trung hòa lại, không nên để Hỏa quá vượng.
Ngoài ra, trong ngũ hành còn có “Hỏa sinh Thổ” nên mệnh Thổ cũng là một trong những mệnh hợp với cây Vạn Lộc. Cây Vạn Lộc được xem là cây phong thủy tương sinh của mệnh Thổ.
Người mệnh Thủy cũng có thể trồng cây Vạn Lộc theo hình thức thủy sinh trong lọ thủy tinh và nên trang trí thêm nhiều sỏi trắng ở phía dưới đáy chậu.
Cây Vạn Lộc hợp tuổi gì?

cây vạn lộc hợp tuổi gì
Như đã phân tích ở trên, cây Vạn Lộc hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, tức những người có năm sinh thuộc 2 mệnh này có thể trang trí cây Vạn Lộc trong nhà. Cụ thể:
- Mệnh Hỏa: Mậu Tý sinh 1948, Bính Thân sinh 1956, Giáp Thìn sinh 1964, Ất Tỵ sinh 1965, Mậu ngọ sinh 1978, Kỷ mùi sinh 1979, Đinh mão sinh 1987…
- Mệnh Thổ: Mậu Dần sinh 1938, 1998; Tân Sửu sinh 1961, 2021; Canh Ngọ sinh 1990, 1930; Kỷ Mão sinh 1939, 1999; Mậu Thân sinh 1968, 2028; Tân Mùi sinh 1991, 1931; Bính Tuất sinh 1946, 2006; Kỷ Dậu sinh 1969, 2029…
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Lộc

chăm sóc cây vạn lộc
Tách bụi: Để trồng cây Vạn Lộc người ta thường sử dụng phương pháp tách bụi, sau đó trồng xuống đất là cây có thể phát triển dễ dàng và nhanh chóng.
Đất trồng: Yêu cầu về đất trồng cây Vạn Lộc không quá phức tạp, chỉ cần đất đảm bảo độ tơi xốp, có thể thoát nước dễ dàng. Để tăng dinh dưỡng trong đất, bạn có thể trộn thêm xơ dừa, nếu trồng thủy sinh nên pha thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây.
Ánh sáng: Cây Vạn Lộc có thể sống trong môi trường ánh sáng yếu hoặc ánh sáng điện quang, những bạn nên chú ý mang cây phơi nắng mỗi tuần 1 lần để hạn chế sâu bệnh và giúp cây quang hợp tốt hơn.
Chế độ nước tưới: Cây Vạn Lộc không phải cây ưa khô hạn nhưng cũng không phải cây ưa ẩm ướt nên chỉ cần đảm bảo tưới 1 tuần 2 – 3 lần, đủ ướt bề mặt. Nếu trồng thủy sinh thì nên thay nước và vệ sinh chậu 2 tuần 1 lần.
Bón phân: Cây Vạn Lộc không cần bón phân quá nhiều, nên 3 – 4 tháng bón phân một lần và tưới nước sau khi bón phân để cây dễ dàng hấp thụ.
Trên đây là thông tin về cây Vạn Lộc và giải đáp cho câu hỏi “cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?”. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn và chăm sóc cây cảnh. Truy cập Goland24h.com để biết thêm thông tin phong thủy thú vị và bổ ích.
Xem thêm: Cây Trầu Bà hợp mệnh gì? Tuổi gì? Chăm sóc như thế nào?