Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi nào? Trong các loại cây phong thủy, cây Vạn Niên Thanh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng nguyên nhân là do cây Vạn Niên Thanh sở hữu một vẻ ngoài xanh mướt, nhẹ nhàng. Nhưng không phải ai cũng biết cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi nào? Hãy cùng Goland tìm hiểu cây Vạn Niên Thanh phù hợp tuổi gì trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây Vạn Niên Thanh? Nguồn gốc?
Cây Vạn Niên Thanh có tên tiếng Anh là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Ráy (Araceae). Cây thường dễ bị nhầm với cây Trầu Bà vì khá giống nhau. Cây vạn niên thanh thuộc họ thực vật Araceae, có nguồn gốc từ Colombia, Brazil.
Vạn Niên Thanh có thân màu xanh mướt, lá to bản, nổi bật trên lá là những đường gân trắng. Cây có tuổi thọ khá lớn, tươi tốt trong mùa đông lạnh giá nên được ưa chuộng ở rất nhiều vị trí với mục đích khác nhau.
Cây Vạn Niên Thanh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau này do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện sống tại Việt Nam nên Vạn Niên Thanh ngày càng được sử dụng rộng rãi và là một trong số những cây phong thủy rất được ưa chuộng
Cách nhận biết cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh rất dễ bị nhầm lẫn bởi cây Trầu Bà do hai loại cây này có hình dáng khá giống nhau. Để phân biệt cây Vạn Niên Thanh cần căn cứ vào các đặc điểm sau:
- Lá cây có phần gân trắng loang rộng trên nền màu xanh lục ban đầu của lá.
- Thân cây vòng quanh có nhiều bẹ lá, dễ trồng, dễ sinh trưởng, cây chỉ có chiều cao khiêm tốn và không mọc quá lớn.
- Hoa của cây Vạn Niên Thanh thường rất hiếm gặp nhưng chúng thường có màu trắng.
Xem thêm: Cây Phú Đại Gia hợp mệnh gì? Đặt cây ở đâu để hút may mắn?
Các loại Vạn Niên Thanh phổ biến
Cây Vạn Niên Thanh Dieffenbachia Amoena

Cây Vạn Niên Thanh Dieffenbachia Amoena
Vạn Niên Thanh Amoena có nguồn gốc từ khu vực Châu Phi. Loại cây này có lá to, cây lớn có thể cao đến 1 mét. Đặc điểm nổi bật của loại cây này là có lá to bản với màu xanh sẫm, từ các gân giữa lá sẽ có màu trắng loang dần ra mép lá.
Cây Vạn Niên Thanh Aglaonema

Cây Vạn Niên Thanh Aglaonema
Cây Vạn Niên Thanh Aglaonema có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, đây cũng là loại Vạn Niên Thanh được bán phổ biến ở Việt Nam. Đặc điểm của loại Vạn Niên Thanh này cũng tương tự như cây Amoena nhưng khác ở chỗ giống cây Aglaonema có kích thước lá nhỏ hơn, cây cũng lùn hơn và màu xanh trên lá cũng sáng hơn.
Cây Vạn Niên Thanh Rohdea Japonica

Cây Vạn Niên Thanh Rohdea Japonica
Giống Rohdea Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Loại này có lá màu xanh đậm, mọc vươn dài, khi hoa nở có màu vàng nhạt chứ không phải màu trắng như thường thấy
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh luôn được ưu ái bởi vẻ đẹp mà chúng mang lại. Những cây nhỏ được trồng trong chậu sứ để bàn, để góc làm việc rất đẹp và xinh xắn. Cây to hơn thường được đặt trong các chậu lớn ở sảnh văn phòng, khách sạn, ngân hàng,…tạo không gian tươi mát, cảm giác dễ chịu cho mọi người.
Ngoài ra, cây còn có khả năng lọc khí và hấp thụ các độc tố, bức xạ điện tử phát ra từ laptop, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Đặc điểm này rất tốt với sức khỏe con người và tâm trạng làm việc.
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh mang ý nghĩa khá may mắn cho người trưng cây, và được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, thiết kế tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm, ý nghĩa. Trong phong thủy, sử dụng loại cây này sẽ chứng tỏ chủ nhân có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong những lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới.
Cây có thể sống xanh tốt vào mùa đông, không héo úa nên được coi là mang ý nghĩa cát tường và sử dụng rộng rãi trong ngày tết với mong muốn sung túc tốt đẹp, trong hôn nhân thì cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc ông bà sống lâu với con cháu.
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì?

Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì?
Cây Vạn Niên Thanh có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho sự nỗ lực, ý chí vươn lên không ngừng nghỉ. Vì vậy mà nó rất hợp với những người tuổi Thìn (tuổi Rồng). Người tuổi Thìn cũng có tính cách mạnh mẽ giống như loại cây này vậy. Khi lựa chọn sở hữu cây Vạn Niên Thanh trong nhà sẽ đem lại thuận lợi, thịnh vượng, sung túc và cát tường cho những người tuổi này.
Cây Vạn Niên Thanh độc không?
Do Vạn Niên Thanh thuộc cây họ Ráy nên có rất nhiều ý kiến cho rằng cây Vạn Niên Thanh có độc. Theo nghiên cứu mới đây cho thấy độc chất của cây Vạn Niên Thanh chính là calcium oxalate. Độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Nếu không may bị dính phải bạn nhanh chóng rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước muối loãng, tuyệt đối không được dùng tay gãi hoặc cào. Trường hợp bị nặng cần nhanh chóng vào viện hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Cây Vạn Niên Thanh có hoa không?

Cây Vạn Niên Thanh có hoa không?
Thường rất hiếm khi bắt gặp hoa của cây Vạn Niên Thanh. Nhưng nếu đáp ứng tốt được điều kiện sống thì cây Vạn Niên Thanh có thể ra hoa màu trắng, thường bắt đầu nở khi thời tiết bước vào đầu mùa hè. Sau khi thời gian nở hoa, cây sẽ tạo quả. quả có dạng hình cầu, khi còn non có màu xanh lá, khi chín sẽ có màu đỏ vô cùng bắt mắt.
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh

Cách trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh khá dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
- Đất trồng: Nên trồng cây trong đất tơi xốp. Khoảng 2 năm nên thay đất một lần để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây. Để bắt đầu cách trồng Vạn Niên Thanh, bạn trộn đất với trấu, xơ dừa, hay mùn cưa để tăng độ tơi xốp theo tỉ lệ: đất gấp 2 lần trấu, xơ dừa và phân ủ sẵn.
- Tưới nước: Một tuần chỉ nên tưới cho cây từ 1-2 lần. Với những cây lớn nên tưới 500 – 800 ml nước một lần. Với những cây để bàn chỉ cần khoảng 200ml nước. Với những cây cảnh sống trong môi trường máy lạnh. Chỉ nên tưới cho cây mỗi tuần 1 lần.
- Ánh sáng: Vạn Niên Thanh là cây ưa bóng vì vậy nên đặt cây ở những nơi mát mẻ thoáng đãng. Nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng vừa phải như phòng khách, hành lang, cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào,… Nếu cây sống trong phòng máy lạnh có ánh sáng đèn huỳnh quang thì một tuần nên mang cây ra phơi nắng 1 lần để cây tươi xanh hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cây Vạn Niên Thanh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về Vạn Niên Thanh cũng như trả lời được câu hỏi “Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi gì?” Hãy theo dõi Goland để cập nhật những thông tin về các loại cây phong thủy nhé!
Xem thêm: Cây Hồng Môn hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy, cách trồng?