Sắp đến mùa tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng, và các ngành học lại nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh và quý phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính để theo đuổi giấc mơ đại học. Khi đó, 17 ngành học được miễn học phí sẽ là lựa chọn phù hợp, đây cũng là những ngành học đem lại nhiều cơ hội việc làm tốt cho sinh viên sau khi ra trường. Vậy thì đó là ngành nào cùng Goland tìm hiểu tại đây nhé!
Quy định về các ngành miễn học phí
Theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, các sinh viên thuộc các trường hợp được miễn học phí bao gồm: Sinh viên hệ cử tuyển; sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục cho người dân tộc thiểu số mà có cha, mẹ, ông, bà thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định của Pháp luật.
Bên cạnh đó, những sinh viên theo học một trong số 17 ngành dưới đây cũng được miễn học phí theo quy định của nhà nước.
Danh sách 17 ngành học được miễn học phí
Dưới đây là danh sách 17 ngành học miễn phí dành cho những bạn không đủ điều kiện để ch
Ngành năng lượng nguyên tử

Ngành năng lượng nguyên tử
Hiện nay nhân lực cho các nhà máy điện hạt nhân còn thiếu rất nhiều, chính vì vậy các trường Đại học đang thúc đẩy phát triển ngành học này. Sinh viên theo học Năng lượng nguyên tử không chỉ được miễn học phí mà còn được ưu đãi miễn phí ở ký túc xá, nhiều suất học bổng cho sinh viên có thành tích tốt. Các sinh viên ưu tú cũng có cơ hội đi du học ở nhiều nước phát triển như Nga, Nhật,…
Ngành máy tính và khoa học thông tin

Ngành máy tính và khoa học thông tin
Đây là ngành học được nhiều sinh viên lựa chọn hiện nay. Với thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhân lực ngành Khoa học thông tin đang khan hiếm hơn bao giờ hết. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về hệ điều hành, lập trình, dữ liệu, phần mềm, phần cứng,… khi theo ngành này. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc cho các công ty, tổ chức thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin với mức lương hấp dẫn.
Ngành khoa học vật liệu

Ngành khoa học vật liệu
Sinh viên khoa học vật liệu được đào tạo kiến thức về các cấu trúc, tính chất, công nghệ chế tạo, xử lý các vật liệu, là yếu tố không thể thiếu trong công nghiệp kỹ thuật. Sau khi ra trường, bên cạnh việc làm việc ở các doanh nghiệp, bạn có cơ hội được làm việc tại các viện nghiên cứu, tập đoàn của nhà nước. Tuy nhiên chỉ tiêu ngành này lấy mỗi năm là rất ít, trong năm 2022, chỉ có 30 chỉ tiêu với khối A và A1.
Triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Triết học Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Triết học Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là ngành học tương đối kén sinh viên bởi sự trừu tượng của nó. Bởi vậy, ngành học này có điểm đầu vào không quá cao, sau khi ra trường bạn có thể làm công tác giảng dạy tại các trung tâm, trường cao đẳng, đại học.
Thủy văn

Thủy văn
Thủy văn học là một trong 17 ngành học được miễn học phí, nhưng vẫn khá ít sinh viên theo học. Đây là chuyên ngành nghiên cứu sâu về sự phân phối và vận động của dòng nước, bên cạnh kiến thức về khoa học trái đất hay môi trường. Khi tốt nghiệp, bạn có thể xin làm việc với các vị trí kỹ thuật môi trường, kỹ thuật xây dựng,… hoặc cống hiến tại các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan thuộc Sở tài nguyên và môi trường.
Ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, tâm thần, lao, phong

Ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, tâm thần, lao, phong
Dù có nhu cầu nhân lực tại các vị trí này lớn, tuy nhiên số lượng sinh viên thi tuyển vào ngành này tương đối ít. Bởi đây là một ngành khó, không phải ai cũng theo đuổi được công việc này sau khi ra trường. Vì vậy khi lựa chọn ngành này, bạn có thể giảm được sự cạnh tranh, và dễ tìm được việc sau khi ra trường.
Hải dương học

ngành hải dương học
Gần giống với thủy văn học, Hải dương học là ngành học đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển như khí quyển, cửa sông, cửa biển,… Ngành học này liên quan đến các môn học như toán học, vật lý, hóa học,… phù hợp cho các bạn học sinh khối A và A1.
Xem thêm: Gợi ý các ngành khối D dễ kiếm việc làm nhất hiện nay
Địa lý tự nhiên

Địa lý tự nhiên
Ngành địa lý đào tạo cho sinh viên các kiến thức về môi trường, tài nguyên, xã hội của thế giới và Việt Nam. Khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý tài nguyên, môi trường, dự án phát triển nông thôn và thành thị, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tài các trung tâm, đại học, cao đẳng,…
Kỹ thuật địa chất

Kỹ thuật địa chất
Khi theo học Kỹ thuật địa chất, bạn được đào tạo các kiến thức liên quan đến thiết kế, thi công, vận hành các công trình liên quan đến khai thác khoáng sản, dầu khí. Tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các vị trí trong lĩnh vực khai thác, thu gom khoáng sản, dầu khí, hoặc làm việc trong các sở tài nguyên môi trường, sở khoa học công nghệ,… Ngành này tương đối kén chọn sinh viên bởi tính chất khá vất vả, nên sức cạnh tranh khi thi tuyển là không quá cao.
Quản lý tài nguyên và môi trường

Quản lý tài nguyên và môi trường
Bên cạnh kiến thức tổng quan về môi trường và địa lý, sinh viên được trang bị kiến thức về công tác quản lý môi trường và tài nguyên. Sinh viên có thể làm quản lý các khu công nghiệp, quản lý quy hoạch môi trường, quản lý đô thị, làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, khu du lịch sinh thái,… sau khi ra trường.
Khoa học đất

Khoa học đất
Đây là ngành học không có quá nhiều trường đại học giảng dạy, bạn được tham gia vào các công việc như bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất, khảo sát đất, quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp,.. khi làm việc.
Ngành Hán Nôm

Ngành Hán Nôm
Đây là ngành học khó và không thu hút nhiều thí sinh học trong những năm gần đây. Để thành thạo được Hán Nôm cần rất nhiều thời gian và công sức, và việc tìm được công việc phù hợp với ngành này cũng không hề dễ. Bạn có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, thực hiện công việc giảng dạy tại các trường.
Lịch sử

Lịch sử
Sinh viên theo học ngành này được trang bị kiến thức về lịch sử thế giới và Việt Nam, đi cùng với một số môn học bổ trợ về kiến thức chung. Đây là ngành học có điểm xét tuyển đầu vào tương đối thấp và không quá cạnh tranh.
Nhân học

Nhân học
Đây là ngành học về con người ở toàn diện khía cạnh như xã hội, nhân văn, nghệ thuật. Ngành học này phù hợp cho những ai thích làm việc về hoạt động xã hội, văn hóa tại các địa phương, hoặc các cơ quan báo chí, truyền hình,…
Văn học

Văn học
Với những kiến thức về thẩm định các tác phẩm văn chương, kỹ năng nguyên cứu, phê bình văn học,… sinh viên ra trường có thể làm việc trong lĩnh vực báo chí, xuất bản văn học, hoặc tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.
Việt Nam học

Việt Nam học
Việt Nam học cũng là một trong 17 ngành học được miễn học phí nhưng vẫn tương đối kén sinh viên. Tất cả các kiến thức về Lịch sử Việt Nam, văn hóa của người Việt Nam,… sẽ được cung cấp đầy đủ cho sinh viên trong quá trình học.
Trên đây là danh sách 17 ngành học được miễn học phí mới nhất. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn và giúp bạn lựa chọn ngành học phù hợp nhất với bản thân mình.
Xem thêm: Top các ngành dễ kiếm việc làm lương cao tại Việt Nam hiện nay