Ngân hàng Vietcombank mà một trong số những ngân hàng uy tín và được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam. Hiện nay với sự phát triển và nhu cầu tài chính ngày càng cao dẫn đến sự xuất hiện của các ngân hàng ngày càng nhiều. Dù vậy Vietcombank vẫn là một trong những ngân hàng được tin dùng nhiều nhất. Vậy ngân hàng Vietcombank là ngân hàng gì? Là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Cùng Goland24h.com tìm hiểu ngay sau đây.
Bảng tóm tắt thông tin Ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng hàng Vietcombank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương được hình thành từ năm 1963. Hiện nay, chi nhánh của ngân hàng này gần như có mặt khắp các tỉnh thành trên cả nước.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam
- Tên viết tắt: Vietcombank
- Loại hình doanh nghiệp: Thương mại Cổ phần
- Thành lập: 1/4/1963
- Trụ sở: Số 198 đường Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tổng tài sản: 1.300.000.000 tỷ đồng (thống kê 2021)
- Mã Swift: BFTVVNVX
- Hotline: 1900545413
Vietcombank là ngân hàng gì? Tên tiếng Anh của Vietcombank
Ý nghĩa logo ngân hàng Vietcombank
Logo của mỗi doanh nghiệp đều mang những ý nghĩa tượng trưng cho định hướng, mong muốn phát triển cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp đó, Vietcombank cũng không ngoại lệ:
- Màu xanh lá chủ đạo: màu xanh lá tượng trưng cho tự nhiên, màu của sự trẻ trung, phát triển bền vững.
- Chữ V: Chữ V là viết tắt của Vietcombank, đồng thời cũng thể hiện cho ý chí quyết thắng của đơn vị này, V trong “Victory”.
- Hình dáng logo khép kín: Hình dạng logo khép kín được cách điệu từ hình trái tim thể hiện cho tình yêu với doanh nghiệp, sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng tư nhân hay nhà nước?
Ngân hàng Vietcombank là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức thương mại cổ phần có vốn 100% tư nhân nhưng vẫn dưới sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước Việt Nam nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện những giao dịch tại ngân hàng.
Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Vietcombank
- Ngày 01/04/1963: Ngân hàng Vietcombank chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
- Giai đoạn 1963 – 1975: Thời điểm chiến tranh ngân hàng Vietcombank tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
- Giai đoạn 1976 – 1990: Giai đoạn đầu sau chiến tranh ngân hàng còn gặp nhiều gian khó nhưng vẫn trên đà phát triển.
- Giai đoạn 1990 – 2000: Thời kỳ đầu đổi mới ngân hàng có nhiều cơ hội để phát triển
- Giai đoạn 2000 – 2005: Vietcombank bước vào giai đoạn tái cấu trúc.
- Giai đoạn 2007 – 2013: Chuyển đổi doanh nghiệp sang hình thức cổ phần hóa.
- Ngày 26/12/2007: VietcomBank lần đầu ra mắt công chứng cổ phiếu.
- Ngày 02/06/2008: Ngân hàng hoạt động trên hình thức là một ngân hàng thương mại cổ phần từ .
- Ngày 30/06/2009: Chính thức niêm yết cổ phiếu VietcomBank trên sàn chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
- Ngày 30/09/2011: Mizuho mua lại 15% cổ phần của Vietcombank tương đương 567,3 triệu USD.
- Giai đoạn 2013 – 2018: Giai đoạn bứt phá đỉnh cao khi giá trị về mọi mặt đều có sự tăng trưởng.
- Năm 2022: Tổng tài sản Vietcombank tăng 8%, dư nợ tín dụng tăng 15%, huy động vốn tăng 9%, lợi nhuận trước thuế tăng 12% và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 1,5%.
Các chi nhánh của ngân hàng Vietcombank
Hiện nay, Vietcombank đã có chi nhánh ngân hàng trên khắp cả nước nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Dưới đây là những chi nhánh tại các tỉnh trên cả nước:
- Khu vực miền Bắc: Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Móng Cái, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hạ Long, Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Nam Hải Phòng và Phố Hiến.
- Khu vực miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Dung Quất, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hoà, Nha Trang và Ninh Thuận.
- Khu vực Tây Nguyên: Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Kon Tum.
- Khu vực miền Nam: Sóng Thần, Bình Dương, Đồng Nai, Nhơn Trạch, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang, Châu Đốc, Vũng Tàu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Phú Quốc,Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Cà Mau.
Xem thêm: Chi tiết thủ tục vay ngân hàng Vietcombank mới nhất hiện nay
Dịch vụ tài chính mà Vietcombank cung cấp
Các dịch vụ ngân hàng điện tử chung
Ngân hàng Vietcombank cung cấp những dịch vụ ngân hàng điện tử như:
- Dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank
- Dịch vụ Thông báo số dư miễn phí OTT
- Dịch vụ Smart OTP
- Dịch vụ SMS Banking
- Dịch vụ Phone Banking
Khách hàng cá nhân
Đối với khách hàng cá nhân, Vietcombank tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ có thể kể đến như:
- Dịch vụ thẻ
- Mở tài khoản ngân hàng Vietcombank
- Gửi tiết kiệm
- Cho vay thế chấp, vay tín chấp Vietcombank
- Dịch vụ chuyển và nhận tiền
- Dịch vụ về ngân hàng số
- Các sản phẩm bảo hiểm
- Dịch vụ đầu tư
- Dịch vụ VCB Rewards
- Dịch vụ hỗ trợ rút tiền bằng mã QR Vietcombank, chuyển khoản 24/7…
- Một số chương trình ưu đãi khác…
Khách hàng doanh nghiệp
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, Vietcombank sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ như:
- Các sản phẩm định chế tài chính
- Các dịch vụ như: Tài khoản doanh nghiệp, thanh toán và quản lý tiền tệ, bảo hiểm.
- Các sản phẩm, dịch vụ khác cho những doanh nghiệp SMES.
Khách hàng ưu tiên
Đối với nhóm khách hàng ưu tiên, ngân hàng sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ như:
- Cập nhật các tin tức và sự kiện mới nhất
- Quyền lợi và các điều kiện để tham gia nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi, tặng quà.
- Sản phẩm, dịch vụ dành cho khách VIP: Tài khoản và tiết kiệm, thẻ, đầu tư, bảo hiểm…
- Ưu đãi từ đối tác
- Điểm giao dịch ưu tiên và phòng chờ sân bay.
Định chế tài chính
Định chế tài chính của ngân hàng Vietcombank được ban hành cho các đối tượng ngân hàng đại lý, dịch vụ tài khoản, VCB-MONEY, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại…
Ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank cung cấp đến khách hàng những dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi, giải quyết nhu cầu khách hàng nhanh chóng và chính xác nhận hạn chế việc khách hàng phải giao dịch trực tiếp tại ngân hàng.
Một số dịch vụ ngân hàng điện tử Vietcombank đang triển khai như: VCB-Mobile B@nking, VCBPAY, VCB-SMS B@nking, VCB iB@nking…
Bảo hiểm
Quy bảo hiểm của Vietcombank mang tên FWD với nhiều gói bảo hiểm khác nhau cho nhiều vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn như: FWD phụ nữ hiện đại, FWD vững ước mơ, FWD bảo hiểm tai nạn, FWD nâng tầm vị thế 2.0, FWD đón đầu vị thế 3.0, FWD con vươn xa 2.0…
Tổng đài chăm sóc khách hàng ngân hàng Vietcombank
Nếu bạn có nhu cầu cần hỗ trợ thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng, quý khách có thể liên hệ vào các đường dây nóng sau:
- Toàn quốc: 1900 54 54 13.
- Tại Hà Nội: 024 382 45716.
- Tại TPHCM: 083 914 3896.
Vào các giờ cao điểm, việc gọi điện vào số Hotline có thể gặp một số gián đoạn hoặc quá tải, quý khách hãy kiên nhẫn chờ đợi.
Lịch làm việc ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank ở mỗi khu vực sẽ có lịch làm việc khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thói quen sinh hoạt của mỗi địa phương, dưới đây là lịch làm việc của ngân hàng Vietcombank ở mỗi khu vực.
Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, một số chi nhánh ngân hàng sẽ làm việc vào sáng thứ 7:
Lịch làm việc chi nhánh Hà Nội
Sáng bắt đầu làm việc từ 8h – 12h, chiều từ 13h – 17h
Lịch làm việc chi nhánh TP.HCM
- Sáng bắt đầu làm việc từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30.
- Tại các phòng giao dịch: sáng bắt đầu làm việc từ 8h00 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h00.
Khu vực miền Bắc
- Sở giao dịch: Buổi sáng làm việc từ 7h30 – 11h30, buổi chiều từ 13h00 – 16h30
- Phòng giao dịch: Buổi sáng làm việc từ 8h00 – 11h30, buổi chiều từ 13h00 – 16h00
- Chi nhánh Lào Cai: Thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng từ 7h30 – 11h30
Khu vực miền Trung
- Sở giao dịch: Sáng làm việc từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h00
- Phòng giao dịch: Sáng làm việc từ 8h00 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30
- Riêng Đà Nẵng: Sáng thứ 7 làm việc từ 8h00 – 11h00.
Khu vực Tây Nguyên
- Sở giao dịch: Sáng làm việc từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h30 – 16h30
- Phòng giao dịch: Sáng làm việc từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h00
Khu vực miền Nam
- Sở giao dịch: Sáng làm việc từ 7h30 – 11h30, chiều từ 13h00 – 16h30
- Phòng giao dịch: Sáng làm việc từ 8h – 11h30, chiều từ 13h – 16h00
Một số câu hỏi khách hàng băn khoăn
Ngân hàng Vietcombank có uy tín không?
Dù là ngân hàng tư nhân nhưng Vietcombank vẫn hoạt động dưới sự quản lý và bảo đảm của ngân hàng nhà nước Việt Nam nên khách hàng có thể yên tâm khi giao dịch với ngân hàng.
Một số thành tựu mà Vietcombank đã đạt được trong năm 2021:
- Top 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam.
- TOP đầu trong danh sách 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam.
- TOP 10 ngân hàng thương mại uy tín tại Việt Nam.
- Thuộc Top 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam
- Được trao giải Sao Khuê cho dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank.
- Các sản phẩm VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking… đang được Vietcombank phát triển và cải tiến tốt nhất để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Có nên sử dụng dịch vụ vay vốn của Vietcombank không?
Lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng tại Việt Nam đều tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, khi vay vốn tại Vietcombank khách hàng sẽ được hỗ trợ nhanh chóng và dễ dàng hơn:
- Khách hàng vay tín chấp không cần đảm bảo tài sản, cũng không cần bảo lãnh bởi công ty.
- Tổng hạn mức vay lên đến 15 tháng lương, nếu lương 25 triệu/tháng có thể vay tối đa 500 triệu đồng.
- Thời gian vay từ 12 – 60 tháng tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng, trường hợp trả trước hạn không phải chịu thêm phí.
- Thủ tục vay tín chấp đơn giản, nhanh chóng không cần công chứng giấy tờ.
- Thời gian giải ngân chỉ 2 – 3 ngày sau khi hồ sơ được xét duyệt thành công.
- Thông tin vay vốn được bảo mật.
Các đầu số của ngân hàng Vietcombank là gì?
Hiện nay, các thủ thuật mạo danh ngân hàng lừa đảo đang diễn ra rất phức tạp và khó nhận biết, khách hàng có thể nhận diện mức độ chính xác thông qua các đầu số.
Tùy vào khu vực nơi khách hàng đăng ký mở thẻ và dịch vụ giao dịch mà đầu số liên hệ sẽ khác nhau, một số đầu số phổ biến của ngân hàng Vietcombank như: 001, 002, 004, 007, 030, 044, 045, 0491…
Phí chuyển tiền của Vietcombank là bao nhiêu?
- Chuyển tiền đi cùng hệ thống VCB là 3.300 VND/lần.
- Chuyển tiền khác hệ thống ngân hàng nếu số tiền dưới 30 triệu phí là 11.000 đồng/lần và trên 30 triệu phí là 0.2% trên số tiền chuyển đi.
- Chuyển tiền nước ngoài: Trích tài khoản chuyển đi cho người nhận bằng hộ chiếu, CMND phí sẽ là 0,2% tối thiểu 2 USD nếu nhận USD và 0,4% tối thiểu 3 USD nếu nhận ngoại tệ.
Hệ thống các chi nhánh, PGD, ATM của Vietcombank?
Hiện tại, ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương có tổng cộng 572 chi nhánh/PGD trên 53 tỉnh thành cả nước. Trong đó nhiều nhất phải kể đến Hồ Chí Minh với 97 chi nhánh/PGD và Hà Nội 84 chi nhánh/phòng giao dịch.
Thẻ Vietcombank rút được tiền ở cây ATM ngân hàng nào?
Thẻ Vietcombank có thể rút tiền ở tất cả các cây ATM thuộc bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam. Tuy nhiên việc rút tiền tại các cây ATM khác ngân hàng thì phí rút tiền sẽ được tính là 3.300 đồng/lần rút và hạn mức mỗi lần rút khác cây sẽ là 3.000.000 đồng, hạn mức rút tiền trong ngày tại cây ATM là 20 triệu đồng.
Trong trường hợp rút tại cây ATM cùng ngân hàng Vietcombank phí rút tiền sẽ là 1.100 đồng/lần và mỗi lần sẽ rút được tối đa 5.000.000 đồng, hạn mức rút tiền trong ngày tại cây là 20 triệu đồng.
Tạm kết
Ngân hàng Vietcombank tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương, hoạt động theo hình thức thương mại cổ phần có vốn 100% tư nhân và chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, ngân hàng Vietcombank đã phủ sóng khắp 53 tỉnh thành trên cả nước với 572 chi nhánh/PGD và đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong thời gian qua.
Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm ngân hàng uy tín để mở thể và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì Vietcombank là một trong số những ngân hàng TOP đầu có thể tin tưởng và giao phó.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ngân hàng Vietcombank, truy cập Goland24h.com để cập nhật những thông tin mới nhất về lĩnh vực tài chính.