Những ngọn núi cao nhất thế giới luôn là đề tài được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đam mê thám hiểm và chinh phục. Dù những ngọn núi cao luôn gây trở ngại và khó khăn đối với mọi người nhưng đối với những nhà leo núi thì đây lại trở thành ước mơ to lớn cả đời của họ. Cùng Goland điểm qua 7 ngọn núi cao nhất thế giới được công bố tính đến thời điểm hiện tại.
1. Đỉnh núi Everest 8848m – Đây là ngọn núi cao nhất thế giới

Ngọn núi cao nhất thế giới chính là đỉnh núi Everest với độ cao 8848m
Độ cao | 8848m |
Phần lồi | 8824 m. Một trong vài tá đỉnh có độ cao và phần lồi bằng nhau |
Vị trí | Đường biên giới giữa Nepal và Trung Quốc (Tây Tạng) |
Dãy núi | Mahalangur Himal, Himalaya |
Toạ độ | 27°59′17″B 86°55′31″Đ[2] |
Chinh phục lần đầu | 29 tháng 5 năm 1953 |
Mở đầu danh sách những ngọn núi cao nhất thế giới chính là đỉnh núi Everest. Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya, thuộc biên giới Tây Tạng và Nepal. Đỉnh Everest cách mực nước biển 8.848m, được chinh phục vào năm 1953 bởi 2 nhà leo núi Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay.
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, không có quá nhiều nhà leo núi chinh phục được đỉnh Everest, thay vào đó gần như mỗi năm đều có ít nhất một người bỏ mạng tại đây do sự khó khăn và khắc nghiệt cùng cung đường núi chông chênh, khó khăn để có thể chạm đến được nóc nhà thế giới.
2. Đỉnh núi K2 8611m

Đỉnh núi K2 với độ cao 8611m
Xếp thứ 2 trong danh sách là đỉnh núi K2 hay còn được gọi là ngọn Sakage nằm ở Pakistan với độ cao 8.611m so với mực nước biển. Đỉnh K2 thuộc dãy Karakoram khá cao và dốc, không có quá nhiều người chinh phục được ngọn núi này bởi địa hình chênh vênh và khắc nghiệt.
Đoàn thám hiểm đầu tiên chinh phục được dãy Sakage là một nhóm người Ý do ông Ardito Desiofinally dẫn đầu, họ đã mất rất nhiều ngày, trải qua những khó khăn, thử thách khó nhằn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng bản thân mới có thể chinh phục được ngọn núi này.
3. Đỉnh Kanchenjunga 8586m

Đỉnh Kanchenjunga với độ cao 8586m
Nhắc đến những ngọn núi cao nhất thế giới không thể bỏ qua ngọn núi Kanchejunga, đây là ngọn núi cao thứ 3 trên thế giới với độ cao 8.586m so với mực nước biển.
Trước năm 1852, khi 2 đỉnh núi Everest và K2 chưa được phát hiện thì Kanchenjunga vẫn là ngọn núi cao nhất thế giới. Ngọn núi này được tìm thấy ở giữa biên giới 2 nước Ấn Độ và Nepal, phía Nam đỉnh Everest.
Đường lên ngọn núi Kanchejunga với độ khó cao, tỷ lệ tử vong khi leo núi được thống kê là khoảng 22% do điều kiện địa hình khó khăn kèm theo những trận tuyết lở mạnh khó xác định.
4. Đỉnh Lhotse 8516m

Đỉnh Lhotse với độ cao 8516m
Hymalaia không hổ danh là dãy núi với nhiều ngọn núi cao chót vót dẫn đầu thế giới khi góp mặt phần lớn trong những ngọn núi cao nhất thế giới, Lhotse là một trong số đó với độ cao 8.516m so với mực nước biển. Tuy nhiên, ngọn núi này nằm ở biên giới Tây Tạng và Nepal, kế bên đỉnh Everest.
Thú vị hơn hẳn là đỉnh Lhotse và đỉnh Everest đều có lộ trình leo núi giống nhau. Nếu bạn muốn chinh phục đỉnh Everest thì có thể dùng đỉnh Lhotse làm điểm thực nghiệm với độ cao thấp hơn.
5. Đỉnh núi Makalu 8481m

Đỉnh núi Makalu với độ cao 8481m
Với độ cao 8.481m so với mực nước biển thì đỉnh núi Makalu đang là đỉnh núi có độ cao xếp hạng thứ 5 trên thế giới, được phát hiện nằm ở phía Đông Nam của đỉnh Everest, khu vực biên giới Nepal và Trung Quốc.
Đỉnh Makalu được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1954 bởi một nhóm leo núi người Mỹ do William Siri dẫn đầu. Nếu so với 4 ngọn núi phía trên thì ngọn Makalu được xếp hạng là ngọn núi có địa hình dễ chinh phục nhất, an toàn hơn nhiều so với 4 ngọn núi kể trên.
6. Đỉnh núi Cho Oyu 8201m

Đỉnh núi Cho Oyu với độ cao 8201m
Nếu bạn đang luyện tập cho việc chinh phục nóc nhà thế giới đỉnh Everest thì đỉnh Cho Oyu là điểm luyện tập thích hợp cho người mới bắt đầu, với độ cao 8.201m thì đỉnh Cho Oyu đang nằm áp chót trong bảng xếp hạng 7 ngọn núi cao nhất thế giới.
Đỉnh Cho Oyu được đánh giá là dễ tiếp cận hơn so với những ngọn núi khác trong danh sách với cung đường có phần thoải hơn và địa hình ít gập ghềnh thuận tiện cho các nhà leo núi.
7. Đỉnh Dhaulagiri 8167m

Đỉnh Dhaulagiri với độ cao 8167m
Cuối cùng trong bảng xếp hạng 7 ngọn núi cao nhất thế giới chính là đỉnh Dhaulagiri được tìm thấy tại Nepal với độ cao 8.167m so với mực nước biển, đây cũng là một trong những ngọn núi đẹp được đánh giá cao. Từ đỉnh núi có thể chiêm ngưỡng cung đường Alnnapurna cách đó 34km.
Ngọn núi Dhaulagiri được chinh phục lần đầu tiên vào năm 1960, dù không phải là đỉnh núi cao nhất thế giới nhưng Dhaulagiri vẫn là điểm chinh phục đáng tự hào của các nhà leo núi.
8. Đỉnh núi Manaslu Nepal – 8.163m

Đỉnh núi Manaslu Nepal với độ cao 8.163m
Thêm một ngọn núi tại Nepal xuất hiện trong danh sách này chính là Manaslu với độ cao khoảng 8.163m, nằm trên dãy Mansiri, tên núi dịch ra có nghĩa là “núi linh hồn”, cũng có một cách hiểu khác là “núi trí tuệ”.
Đỉnh Manaslu lần đầu tiên được chinh phục là vào năm 1956 do 2 nhà thám hiểm người Nhật Bản chinh phục là Toshio Imanishi và Gyaltsen Norbu. Ngọn núi này được xem là sự lựa chọn phù hợp cho các nhà leo núi, nhà thám hiểm muốn chinh phục độ cao 8.000m.
9. Ngọn núi Nanga Parbat – 8.126m

Ngọn núi Nanga Parbat với độ cao 8.126m
Xếp áp chót trong bảng xếp hạng 10 ngọn núi cao nhất thế giới là đỉnh núi Nanga Parbat nằm ở Pakistan với độ cao khoảng 8.126m. Nửa đầu thế kỷ XX, ngọn núi này còn được biết đến với tên gọi Killer Killer Mountain vì mức độ nguy hiểm, khó khăn của nó.
Sau khoảng thời gian này, ngọn núi đã được cải tạo để các cung đường di chuyển dễ dàng hơn, tuy nhiên để leo lên đường đỉnh núi cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn. Người đầu tiên chinh phục đỉnh núi này được biết đến là nhà leo núi người Úc Hermann Bahl vào năm 1953.
10. Đỉnh núi Annapurna – 8.091m

Đỉnh núi Annapurna với độ cao 8.091m
Cuối cùng trong bảng xếp hạng chính là ngọn núi Annapurna, một ngọn núi nữa nằm trên địa phận Nepal với độ cao 8.091m, được mệnh danh là một trong những đỉnh núi khó leo nhất thế giới bởi địa hình cực kỳ hiểm trợ, khó nhằn. Theo một thống kê thì tỷ lệ tử vong khi leo ngọn núi này là khoảng 40%, một tỷ lệ khá lớn.
Trên thực tế, Annapurna là tên gọi của một loạt đỉnh núi cao tại Nepal, trong đó đỉnh núi cao nhất là Annapurna, những đỉnh thấp hơn sẽ được đánh số la mã I, II, II, IV… Người đầu tiên chinh phục đỉnh Annapurna là Maurice Herzog & Louis Lachenal vào năm 1950, tính đến nay thì có rất ít người có thể thành công chinh phục đỉnh núi này.
Trên đây là danh sách 10 ngọn núi cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại, truy cập Goland24h.com để biết thêm các thông tin thú vị khác.