Ớt đắt nhất thế giới đang là từ khóa được nhiều người quan tâm hiện nay khi các nghệ sĩ Việt Nam thi nhau chia sẻ việc sở hữu loại ớt này và nhân giống chúng. Vậy ớt đắt nhất thế giới là loại ớt nào? Có giá bao nhiêu? Mức độ cay như thế nào? Cùng Goland tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ớt đắt nhất thế giới xuất xứ từ đâu?

Ớt đắt nhất thế giới có tên là Aji Charapita có xuất xứ từ Peru
Theo anh Lê Tiến Dũng, một người đang trồng loại ớt cay nhất thế giới tại Đạ Tẻh Lâm Đồng cho biết, loại ớt đắt nhất thế giới có tên là Aji Charapita có xuất xứ từ Peru. Trên thực tế loại ớt này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2012 nhưng phải đến 8 năm sau là năm 2020 khi các nghệ sĩ biết đến và chia sẻ chúng rộng rãi thì nhiều người mới biết và quan tâm đến loại ớt này.
Trước đây, giống ớt Aji Charapita chỉ được bán sỉ và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, nhưng anh Dũng đã phân phối giống cây ớt này và bán lẻ ở cả thị trường trong nước để mọi người cùng biết đến.
Anh Dũng còn cho biết, không phải cứ trồng thì mùi vị và dinh dưỡng của loại ớt này sẽ giống nhau. Để mùi vị, dinh dưỡng trong trái ớt này đúng như nguyên bản được trồng tại Peru thì các nhà vườn phải mua giống cây trực tiếp thay vì trồng bằng hạt và phải đảm bảo chế độ chăm sóc phù hợp.
Hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp nuôi cấy mô, tức là mô tế bào cây ớt tại Peru sẽ được lấy cho vào chai thủy tinh và bảo quản về tới Việt Nam, sau thời gian bảo quản nhất định sẽ được đem ra trồng ở môi trường bên ngoài, hiện phương pháp cấy mô chỉ mới được áp dụng tại Hà Nội.
Ớt đắt nhất thế giới có giá bao nhiêu?

Ớt Aji Charapita đắt nhất thế giới có giá lên tới hơn 500 triệu/1kg
Ớt Aji Charapita đắt nhất thế giới có giá lên tới hơn 500 triệu/1kg. Trái ớt này khá nhỏ nên 1 kilogam ớt sẽ có số lượng rất nhiều, so với chất lượng và độ dinh dưỡng trong trái ớt thì nhiều đã thử qua trái ớt này cho rằng đây là “tiền nào của đó”.
Tại Việt Nam, người ta còn bán lẻ ớt theo từng trái, mỗi trái sẽ có giá 20.000 đồng, khách hàng có thể mua 3 trái, 5 trái hoặc 10 trái để nếm thử độ cay và mùi vị của loại ớt này.
Ngoài ra, theo chị Võ Thị Thương – một người cung cấp giống cây và phân bón tại Đắk Lắk cho biết nếu muốn mua cây giống thì một cây giống theo phương pháp nuôi cấy mô được bán với giá 250.000 – 400.000 đồng/cây.
Sau nhiều năm du nhập và được nuôi trồng tại Việt Nam với số lượng lớn hơn thì giá của loại ớt này đã giảm xuống. Cách đây 2 năm giá của loại ớt này khoảng 7.000.000 – 10.000.000 đồng/kg thì thời điểm hiện tại giá chỉ còn 3.000.000 – 4.000.000 đồng/kg.
Độ cay của ớt Aji Charapita ở mức nào?
Theo chia sẻ của chị Võ Thị Thương và ca sĩ Lý Hải đều cho biết khi ăn ớt đắt nhất thế giới Aji Charapita nên nhấm nháp từng chút ít để có thể cảm nhận được mùi vị. Nếu ăn nguyên 1 trái 1 lần thì mức độ cay của nó sẽ chạm đỉnh và khiến bạn thở không nổi, phải mất nhiều thời gian thì vị cay mới hạ nhiệt.
Ớt Aji Charapita có vỏ giòn, ăn thơm và mùi vị cay nồng ăn một lần là sẽ nhớ mãi khó quên. Hiện nay, khi giá ớt đã giảm thì rất nhiều người tìm mua để nếm thử, mỗi ngày chị Thương có thể bán lẻ tới 5kg là chuyện bình thường chưa kể bán sỉ và xuất khẩu.
Đề xuất cho bạn:
Khởi nghiệp bằng việc trồng ớt Aji Charapita liệu có khả thi?

Khởi nghiệp bằng việc trồng ớt Aji Charapita
Ớt đắt nhất thế giới Aji Charapita thích hợp sống ở khu vực có thời tiết mát mẻ, trong đó khu vực Tây Nguyên nước ta rất phù hợp để trồng loại ớt này. Ngoài khu vực Tây Nguyên thì cũng có rất nhiều người ở nhiều tỉnh thành khác nhau khởi nghiệp bằng việc trồng giống ớt này, khi việc trồng ớt Aji Charapita trở nên ồ ạt thì việc khởi nghiệp này liệu có khả thi?
Bài học về cây ổi, cây thanh long, dưa hấu hay cây hồ tiêu, cà phê… rớt giá khi người người, nhà nhà trồng đã để lại bài học cho rất nhiều nhà nông về câu chuyện tính toán cung cầu. Khi số lượng trồng quá nhiều, thị trường không thể tiêu thụ hết dẫn đến việc người dân bị ép giá phải bán tháo, bán lỗ để lấy lại vốn.
Nhiều người đi trước trong việc trồng và phân phối cây ớt Aji Charapita như anh Dũng hay chị Thương đều cho biết, nếu mọi người muốn trồng 1 – 2 cây để làm cảnh và ăn gia đình thì thoải mái nhưng nếu trồng diện tích lớn để làm kinh tế thì phải tính toán kỹ.
Việc trồng ớt không chỉ quan trọng ở mức giá bán, mà trái ớt còn phải đạt chất lượng tốt thì mới có người thu mua, nếu không thì chỉ có thể bán sỉ giá rẻ. Ngoài ra, việc thuê công nhân làm vườn cũng tốn chi phí khá lớn.
Anh Dũng cũng cho biết, hiện nay việc rao bán cây ớt hay hạt ớt Aji Charapita khá tràn lan, các nhà vườn hay thậm chí là các trang thương mại điện tử như shopee, lazada cũng rao bán khá nhiều nhưng không thể xác định đó có thực sự là ớt Aji Charapita hay không, phải đến khi ra hoa, kết quả mới có thể xác định được.
Trên đây là những thông tin về loại ớt đắt nhất thế giới giúp bạn đọc hiểu hơn về giống cây này cũng như tìm hiểu kỹ nếu có ý định khởi nghiệp. Truy cập Goland24h.com để biết thêm chi tiết.