fb

Sông nào dài nhất châu Á? Thông tin lý thú bạn nên biết

sông nào dài nhất Châu Á

Sông nào dài nhất châu Á? Đây là thắc mắc của rất nhiều người không biết được con sông có chiều dài lớn nhất châu Á nằm ở quốc gia nào. Bài viết này, Goland sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp thêm thông tin về con sông dài nhất châu Á để bạn đọc có thể hiểu thêm nguồn gốc cũng như ý nghĩa của con sông này.

Sông nào dài nhất châu Á? Chiều dài là bao nhiêu?

Cận cảnh vẻ đẹp Sông Trường Giang con sông dài nhất Châu Á thuộc tỉnh Trung Quốc

Cận cảnh vẻ đẹp Sông Trường Giang con sông dài nhất Châu Á thuộc tỉnh Trung Quốc

Con sông dài nhất châu Á được ghi nhận là sông Dương Tử hay còn gọi là sông Trường Giang nằm trên địa phận Trung Quốc với chiều dài khoảng 6.385km bắt nguồn từ Thanh Hải (phía Tây Trung Quốc) và đổ ra biển Hoa Đông. Không chỉ là con sông dài nhất châu Á, sông Dương Tử còn là con sông dài thứ 3 trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Sông Dương Tử có hơn 700 chi lưu và 8 nhánh chính: Yalung, Min, Jialing, Han, Xiang, Wu, Yuan và Gan. Sông Trường Giang chảy qua 10 tỉnh của Trung Quốc, ¾ chiều dài của dòng sông này đi qua các địa hình đồi núi, thung lũng sâu với những cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ tại Trung Quốc.

Sông Dương Tử góp phần không nhỏ trong việc hình thành văn hóa lịch sự và văn hóa đời sống dân cư khu vực miền Nam Trung Quốc. Trong đó, các hoạt động con người sinh sống tại khu vực Tam Hiệp được lưu dấu vết từ cách đây khoảng 27.000 năm.

Bài viết liên quan:

Sông Dương Tử chảy qua những đâu?

Dòng chảy của Sông Dương Tử

Dòng chảy của Sông Dương Tử

Sông Dương Tử hay sông Trường Giang bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, đây được xem là con sông khởi nguồn của nhiều thành phố, nó chảy qua nhiều địa phận khác nhau của Trung Quốc bao gồm: Thanh Hải, Tây Tạng, Trùng Khánh, Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tây, Giang Tô và Thượng Hải.

Vốn được gọi là sông Trường Giang bởi theo nghĩa dịch ra nó mang ý nghĩa là con sông dài, đặc trưng của con sông này là ¾ chiều dài chảy qua nhiều địa hình đồi núi, thung lũng, từ trên cao đổ xuống và đổ ra biển Hoa Đông.

Sông Dương Tử có ý nghĩa như thế nào?

Sông Dương Tử không chỉ mang ý nghĩa về đời sống, các hoạt động nông nghiệp mà còn có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử, văn hóa của đất nước Trung Quốc bởi có tới ⅓ dân số của Trung Quốc sinh sống tập trung tại vùng lưu vực sông tạo nên sự đa dạng bản sắc văn hóa khu vực.

Trong vấn đề kinh tế, khu vực lưu vực sông Trường Giang đóng góp ⅔ tỷ trọng lương thực, nhiều nhất chính là lúa gạo trên cả nước. Đồng thời đây là nơi nuôi dưỡng hơn  30 loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế lớn tại Trung Quốc.

Sông Dương Tử cũng góp phần không nhỏ trong giao thông đường thủy tại đất nước tỷ dân Trung Quốc, là tuyến đường thủy chính yếu và quan trọng nhất của Trung Quốc trong việc vận tải đường thủy về hàng hóa và du khách.

Lượng mưa, lượng nước thay đổi thế nào trên sông Dương Tử?

Lượng nước trên sông Trường Giang

Lượng nước trên sông Trường Giang

Lượng mưa trên sông Dương Tử tương đối lớn, lượng mưa trung bình mỗi năm nằm ở mức 1.100mm. Ở vùng trung lưu và hạ lưu, lượng mưa tiếp nhận với dạng hạt rơi xuống, còn ở khu vực thượng lưu địa hình núi cao nước mưa thường tồn tại ở dạng tuyết rơi và tan ra thành nước.

Lượng nước trên sông Dương Tử biến động theo mùa và tiết diện sông. Vào những mùa mưa lớn, lượng nước sông dâng cao, khu vực có nhiều dòng hạ lưu tập trung thì lượng nước sông cũng lớn hơn. Lượng phù sa lơ lửng tại sông Dương Tử được đánh giá cao nhất trên thế giới, vượt qua mọi con sông khác vì thế mà nông nghiệp ở vùng hạ lưu cực kỳ phát triển.

Trước khi đập Tam Hiệp được xây dựng để giảm ngập lụt, trữ nước cũng như khai thác thủy điện thì lượng nước khu vực cuối Tam Hiệp rơi vào 15.000m3 và đạt 31.000m3 ở miệng đập.

Đập Tam Hiệp hình thành tạo ra sự thay đổi gì?

Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao

Đập Tam Hiệp nhìn từ trên cao

Đập Tam Hiệp được xây dựng trên sông Dương Tử chính thức chứa nước vào năm 2003 và vận hành đầy đủ các chức năng vào năm 2012, mỗi tuabin có công suất 700 MW, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW. Hiện tại, đập Tam Hiệp vẫn là đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Dù có ý nghĩa lớn về mặt thủy điện nhưng ngược lại đập Tam Hiệp cũng là nguyên nhân gây nên thiên tai, lũ lụt xảy ra những năm gần đây. Vừa qua, trước thông tin đập Tam Hiệp xả lũ để tránh việc vỡ đập đã gây hoang mang không chỉ cho người dân Trung Quốc mà cho cả thế giới bởi sức công phá khủng khiếp của con đập này.

Phát triển nông nghiệp dưới lưu vực sông Dương Tử

Là con sông có lượng phù sa lơ lửng lớn nhất trên thế giới, lưu vực sông Dương Tử là nơi thích hợp để phát triển những hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Chất lượng và sản lượng lúa gạo được trồng tại hạ lưu sông Dương Tử cũng được đánh giá cao hơn so với lúa gạo trồng ở những khu vực khác của Trung Quốc.

Đồng thời, sông Dương Tử là nơi trú ngụ và phát triển của hơn 30 loài cá có giá trị thương mại cao, thúc đẩy phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy và đánh bắt thủy sản.

Vấn đề môi trường khu vực sông Dương Tử

Khu vực chính sông Dương Tử đã chịu nhiều sự ô nhiễm, mức độ ô nhiễm đã tăng tới 73%,

Khu vực chính sông Dương Tử đã chịu nhiều sự ô nhiễm, mức độ ô nhiễm đã tăng tới 73%,

Trong suốt hơn 50 năm qua, khu vực lưu vực chính của sông Dương Tử đã chịu nhiều sự ô nhiễm, mức độ ô nhiễm đã tăng tới 73%, lượng nước thải từ các nhà máy đổ ra sông mỗi năm ước tính khoảng 25 tỷ tấn, chiếm 42% lượng nước thải trên cả nước.

Nước sông Dương Tử theo khảo sát thì tích tụ quá nhiều phốt pho gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sông ngòi. Lượng phốt pho đầu vào mỗi năm ngày một tăng lên gây xói mòn lòng sông Dương Tử.

Trên đây là những thông tin về con sông dài nhất châu Á, ý nghĩa của dòng sông này cũng như các vấn đề thực trạng đang gặp phải để bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn. Theo dõi Goland24h.com để biết thêm chi tiết

Dành cho bạn

5/5 - (4 bình chọn)

Huỳnh Quang Diệu

Chuyên viên kinh doanh

Tin tức liên quan