3 loại thuế, phí phải nộp khi xây dựng nhà ở năm 2021. Các cá nhân & tổ chức phải thực hiện đóng những khoản thuế nào khi triển khai xây dựng nhà ở? Cách tính các khoản thuế xây dựng nhà ở cụ thể như thế nào? Những trường hợp nào được miễn đóng thuế và phí xây dựng? Tham khảo ngay bài viết sau để tìm được câu trả lời chính xác nhất!
Có cần thiết phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế xây dựng nhà ở không?
Đây là hoạt động vô cùng cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của bạn. Nếu muốn hoạt động xây dựng được triển khai suôn sẻ, bạn đọc nhất định không nên bỏ qua các thông tin liên quan đến những khoản thuế này.
Theo Công văn 3700/TCTDNK của Tổng Cục Thuế thì các khoản thuế xây dựng nhà ở là những khoản thuế bắt buộc. Những cá nhân & tổ chức có ý định xây dựng thì phải thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế tại nơi có thẩm quyền ở địa phương. Sau khi được cấp giấy phép xây dựng, cá nhân & tổ chức phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản thuế này.
3 loại thuế xây dựng nhà ở mà bạn đọc nên biết
Trước khi triển khai xây dựng nhà ở, cá nhân & tổ chức phải hoàn tất các công tác tìm hiểu, kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và nắm rõ được các quy định về những khoản thuế này. Đó là lý do khiến nhiều cá nhân và hộ gia đình vô tình vướng phải các rắc rối pháp lý không mong muốn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai hoạt động xây dựng. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối về những vấn đề này thì hãy tham khảo ngay các thông tin dưới đây.
Các khoản thuế xây dựng nhà ở – Thuế giá trị gia tăng
Tuỳ theo đối tượng đóng thuế mà mức thuế cần đóng sẽ không giống nhau. Cụ thể:
- Hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thầu xây dựng: Bên nhận thầu sẽ có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng. Công thức tính Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x tỉ lệ thuế giá trị gia tăng. Trong đó:
- Doanh thu tính thuế bằng đơn giá nhân diện tích (nếu tính trên 1 đơn vị diện tích), bằng giá toàn bộ công trình được xác định theo “Hợp đồng xây dựng:.
- Doanh thu tính thuế bằng số tiền nhân công xây dựng mà chủ nhà trả hco chủ thầu nếu hợp đồng xây dựng không có mục cung cấp vật tư xây dựng.
- Doanh thu tính thuế dựa trên hoá đơn và doanh thu khoán nếu hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân có sử dụng hoá đơn.
- Hợp đồng xây dựng có bao gồm cung cấp vật tư xây dựng: Tỷ ệ % tính thuế là 3%.
- Hợp đồng xây dựng không bao gồm cung cấp vật tư xây dựng: Tỷ lệ % tính thuế là 5%.
- Hộ gia đình, cá nhân tự triển khai xây dựng: Căn cứ trên công văn 3381/TCT-CS ngày 8/9/2008, công văn 2010/TCT-CS ngày 16/5/2017, công văn 3077/TCT-CS ngày 9/8/2018 thì hộ gia đình và cá nhân sẽ được miễn các loại thuế này.
Thuế thu nhập cá nhân – doanh nghiệp
Loại thuế này phát sinh khi cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Và dĩ nhiên hoạt động xây dựng cũng nằm trong hạng mục này. Do đó, cá nhân hoặc tổ chức sẽ phải tiến hành kê khai và nộp thuế TNDN và thuế TNCN.
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân. Trong đó:
- Doanh thu tính thuế TNCN được tính bằng tất cả các khoản tiền phát sinh trong quá trình xây dựng. Cách xác định tương tự như doanh thu tính thuế GTGT.
- Tỷ lệ (%) thuế TNCN được xác định áp dụng tỷ lệ tạm thu là 10%.
Nếu cá nhân và hộ gia đình tự thuê nhân công xây dựng thì nhũng nhân công này phải kê khai và thực hiện nộp thuế TNCN.
Nếu cá nhân và hộ gia đình thuê nhà thầu xây dựng thì bên chủ thầu có trách nhiệm thực hiện chu tất nghĩa vụ đóng thuế.
Có thể thấy, trong trường hợp nào thì người xây nhà cũng sẽ không phải là đối tượng chịu thuế TNCN – TNDN.
Khoản thuế xây dựng nhà ở bắt buộc – Thuế môn bài
Người xây nhà hoặc nhà thầu xây dựng sẽ có nghĩa vụ đóng thuế môn bài. Cụ thể:
- Cá nhân, hộ gia đình tự triển khai xây nhà thì sẽ tự kê khai nộp thuế môn bài.
- Cá nhâ, hộ gia đình thuê nhà thầu xây dựng thì bên nhận thầu sẽ là người có trách nhiệm kê khai và nộp thuế môn bài.
Căn cứ theo Thông tư 302/2016/TT-BTC thì mức đóng thuế môn bài được quy định như sau:
- Thu nhập dưới 100 triệu/năm: Miễn thuế môn bài
- Thu nhập từ 100 triệu – 300 triệu/năm: Thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng
- Thu nhập từ 300 triệu – 500 triệu/năm: Thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng
- Thu nhập trên 500 triệu/năm: Thuế môn bài cả năm là 1.000.000 đồng.
2 loại phí xây dựng nhà ở bắt buộc
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng
Mức lệ phí này sẽ phụ thuộc vào quy định của mỗi tỉnh thành. Do đó, lệ phí cấp giấy phép xây dựng sẽ không có con số cố định. Cụ thể, mức phí sẽ dao động từ 50.000 đồng – 100.000 đồng/lần cấp.
Lưu ý: Chỉ những đối tượng xây dựng nhà ở riêng lẻ cần có giấy phép xây dựng thì mới phải thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
Lệ phí trước bạ
Các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì bắt buộc phải triển khai đóng lệ phí trước bạ cho cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Dựa trên Điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC, cách tính lệ phí trước bạ cụ thể như sau: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (diện tích x giá 1m2 x tỉ lệ % chất lượng còn lại).
Trong đó:
- Giá 1m2 là giá thực tế xây dựng mới của từng cấp nhà, hạng nhà do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quy định.
- Đối với nhà mới xây thì sẽ bỏ mục tỉ lệ % chất lượng còn lại ra khỏi công thức khi tính toán.
Những đối tượng được miễn thuế xây dựng nhà ở
Về cơ bản, bất cứ ai muốn triển khai xây dựng nhà ở thì đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Tuy nhiên, theo quy định vẫn có một ố trường hợp nhất định nằm trong diện được miễn thuế. Cụ thể:
- Nhà ở của người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945
- Nhà ở của thương binh hạng 1/4, 2/4
- Nhà ở của bệnh binh ⅓
- Nhà ở của mẹ Việt Nam anh hùng
- Nhà ở của cha mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ
- Nhà ở của hộ nghèo
- Nhà ở xã hội
- Nhà ở công vụ
- Nhà ở của trẻ mồ côi
- Nhà ở của người khuyết tật
Cá nhân & tổ chức sẽ bị gì khi không đóng thuế xây dựng nhà ở?

Đóng Thuế xây dựng nhà ở – Đây là hoạt động vô cùng cần thiết.
Theo Khoản 3 Điều 110 của Luật Quản lý thuế năm 2006, các cá nhân & tổ chức không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế sẽ bị phạt từ 100 triệu – 300 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Riêng với các trường hợp sau đây, mức phạt sẽ nặng hơn. Cụ thể, người vi phạm sẽ chịu phạt từ 500 triệu – 1,5 tỷ hoặc phạt tù từ 1 năm – 3 năm.
- Trốn thuế có tổ chức.
- Số tiền trốn thuế dao động từ 300 triệu – dưới 1 tỷ.
- Người trốn thuế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi vi phạm của mình.
- Các cá nhân, tổ chức trốn thuế từ 2 lần trở lên.
Trên đây là tất tần tật các thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên, quý bạn đã nắm rõ được quy định nộp thuế khi triển khai xây dựng cũng như cách tính thuế xây dựng nhà ở. Từ đó giúp việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết!