fb

Tổng hợp tất cả các sân bay ở Việt Nam

tổng hợp sân bay việt nam

Các sân bay ở Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều để thay thế cho các chuyến đường sân, xe khách đường dài, vừa rút ngắn thời gian di chuyển, vừa thúc đẩy nhu cầu đi lại của người dân. Vậy bạn biết gì về các sân bay ở Việt Nam? Cùng Goland24h.com điểm qua những thông tin thú vị dưới đây.

Các sân bay ở Việt Nam bao gồm những loại nào?

Các sân bay ở Việt Nam bao gồm những loại nào?

Các sân bay ở Việt Nam bao gồm những loại nào?

Tại Việt Nam có 2 dạng sân bay được xây dựng là sân bay dân dụngsân bay quân sự, nhằm phục vụ cho những mục đích cụ thể khác nhau:

  • Sân bay dân dụng: là sân bay phục vụ cho các hoạt động đi lại thông thường của người dân. Trong sân bay dân dụng còn chia ra 2 loại là sân bay quốc tế và sân bay nội địa. Trong đó, sân bay quốc tế sẽ có các đường bay cả trong nước lẫn quốc tế, còn các sân bay nội địa chỉ phục vụ những chuyến bay trong nước.
  • Sân bay quân sự: Sân bay quân sự trong thời chiến được sử dụng được sử dụng nhằm mục đích phòng không, chiến đấu trên không và vận tải quân sự. Trong thời bình thì sân bay quân sự được sử dụng cho việc tập huấn, huấn luyện phòng không.

Việt Nam có tổng cộng bao nhiêu sân bay?

Hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 36 sân bay các loại, trong đó:

Sân bay dân dụng có tổng cộng 22 sân bay, trong đó có 10 sân bay nội địa12 sân bay quốc tế. Tính theo tỷ lệ thì cứ khoảng 3 tỉnh thành sẽ có một sân bay. Dù nói là sân bay dân dụng nhưng trong thời điểm cần thiết, chẳng hạn như xảy ra chiến tranh thì những sân bay này vẫn sẽ được trưng dụng như sân bay quân sự.

Sân bay quân sự tại Việt Nam có tổng cộng 14 sân bay, những sân bay này do trực tiếp Bộ Quốc phòng quản lý, được sử dụng cho mục đích diễn tập phòng không, chuẩn bị kỹ lưỡng khi có chiến tranh xảy ra.

Việt Nam có tổng cộng bao nhiêu sân bay?

Việt Nam có tổng cộng bao nhiêu sân bay?

Tìm hiểu các sân bay quốc tế tại Việt Nam

STT Tên sân bay Mã (Ký hiệu) Tỉnh
1 Sân bay Quốc tế Nội Bài HAN Hà Nội
2 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất SGN Hồ Chí Minh
3 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng DAD Đà Nẵng
4 Sân bay Quốc tế Vân Đồn VDO Quảng Ninh
5 Sân bay Quốc tế Cát Bi HPH Hải Phòng
6 Sân bay Quốc tế Vinh VII Nghệ An
7 Sân bay Quốc tế Phú Bài HUI Huế
8 Sân bay Quốc tế Cam Ranh CXR Khánh Hòa
9 Sân bay Quốc tế Liên Khương DLI Lâm Đồng
10 Sân bay Quốc tế Phù Cát UIH Bình Định
11 Sân bay Quốc tế Cần Thơ VCA Cần Thơ
12 Sân bay Quốc tế Phú Quốc PQC Kiên Giang
13 Sân bay Quốc tế Long Thành(đang xây dựng) Đồng Nai
Công suất khai thác sân bay Việt Nam

Công suất khai thác sân bay Việt Nam

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là sân bay lớn nhất cả nước với diện tích 850ha. Ban đầu, sân bay này được thiết kế với công suất 28 triệu lượt khách/năm, nhưng hiện tại con số này đã quá tải khi mỗi năm tiếp nhận hơn 38 triệu lượt khách/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong nội thành thành phố, dễ dàng di chuyển đến các quận nội thành, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự quá tải của sân bay này vào mỗi dịp lễ tết.

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN)

Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)

Là sân bay lớn nhất khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ trở ra, Nội Bài được xây dựng tại khu vực ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 35km, nhờ vậy cư dân không phải chịu ô nhiễm tiếng ồn.

Với diện tích 815ha, công suất thiết kế lên tới 20 triệu lượt khách/năm. Hiện tại, sân bay Nội Bài đang có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế có đường bay tại đây, dự kiến sẽ mở rộng thêm nhiều hãng hàng không cũng như đường bay quốc tế trong thời gian tới.

Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)

Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN)

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD)

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là sân bay lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nằm tại Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố chỉ 3km, thuận tiện cho việc đi lại của người dân và du khách.

Hiện đang có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng. Mỗi ngày có hơn 250 chuyến bay cả nội địa và quốc tế được diễn ra tại sân bay Đà Nẵng.

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD)

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD)

Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)

Sân bay Quốc tế Vân Đồn được xây dựng tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 60km. Trước đây sân bay này được sử dụng với mục đích quân sự, sau đó được dùng làm sân bay dân dụng nội địa và cho phép đón chuyến bay quốc tế. Năm 2018, chuyến bay quốc tế đầu tiên tại sân bay Quốc tế Vân Đồn được hoạt động.

Sân bay Vân Đồn với diện tích 345ha, công suất sau khi hoàn thành cả 3 giai đoạn lên tới 10 triệu lượt khách/năm. Hiện tại các hãng hàng không nội địa vẫn đang chiếm ưu thế tại sân bay Quốc tế Vân Đồn.

Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)

Sân bay Quốc tế Vân Đồn (VDO)

Sân bay Quốc tế Phú Quốc (PQC)

Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc được xây dựng tại phường Dương Đông, thành phố đảo Phú Quốc. Đây là sân bay Quốc tế khá đặc biệt khi được xây dựng trên đảo, từ khi sân bay bắt đầu đi vào hoạt động đã thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đến với đảo Phú Quốc.

Hiện tại, có 4 hãng hàng không nội địa và khoảng 20 hãng hàng không quốc tế đang hoạt động tại sân bay Quốc tế Phú Quốc. Lượng khách du lịch được thống kê năm 2019 khoảng hơn 3 triệu lượt khách/năm.

Sân bay Quốc tế Phú Quốc (PQC)

Sân bay Quốc tế Phú Quốc (PQC)

Sân bay Quốc tế Vinh (VII)

Sân bay Quốc tế Vinh được xây dựng tại xã Nghi Liên, thành phố Vinh với quy mô hơn 447ha, công suất hiện tại đạt 2 triệu lượt khách/năm, dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ đạt 3 triệu lượt khách/năm.

Trong dịp ngày thường, sân bay Vinh mỗi ngày sẽ có khoảng 35 chuyến bay, riêng dịp lễ tết thì chuyến bay sẽ giao động từ 40 – 60 chuyến/ngày, chủ yếu vẫn là các chuyến bay nội địa.

Sân bay Quốc tế Vinh (VII)

Sân bay Quốc tế Vinh (VII)

Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)

Sân bay Quốc tế Liên Khương hay được gọi với cái tên Sân bay Đà Lạt nằm tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 28km. Đây cũng là sân bay nổi tiếng nhất khu vực Tây Nguyên, được thiết kế như hình hoa cúc quỳ, loài hoa đặc trưng của Lâm Đồng.

Hiện tại sân bay Liên Khương vẫn được phục vụ cho các chuyến bay nội địa là chủ yếu, ngoài ra còn một số đường bay quốc tế qua Thái Lan và Hàn Quốc… trong tương lai các đường bay quốc tế dự kiến sẽ được mở rộng.

Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)

Sân bay Quốc tế Liên Khương (DLI)

Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)

Sân bay Quốc tế Phú Bài nằm tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, sân bay này đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc nhằm phục vua vua quan kinh thành Huế, đến nay đã được sửa chữa, nâng cấp và mở rộng nhiều lần.

Năm 2020, lượng khách được thông qua tại sân bay Phú Bài đạt 2 triệu lượt khách/năm, tính đến thời điểm hiện tại thì các chuyến bay nội địa vẫn đang là chủ chốt tại đây.

Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)

Sân bay Quốc tế Phú Bài (HUI)

Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)

Là sân Quốc tế Cần Thơ nằm tại huyện Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ được xây dựng từ năm 1960 và được sử dụng nhằm mục đích quân sự, sau chiến tranh sân bay này được cải tạo và mở rộng để phục vụ cho mục đích dân sự.

Cần Thơ là vùng đất Tây Đô với sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nếu bạn từng đến bến Ninh Kiều Cần Thơ chắc hẳn sẽ bắt gặp rất nhiều khách nước ngoài, nhưng trên thực tế thì sân bay Cần Thơ lại chỉ có những chuyến bay nội địa đang hoạt động.

Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)

Sân bay Quốc tế Cần Thơ (VCA)

Sân bay Quốc tế Cát Bi

Sân bay Quốc tế Cát Bi nằm tại thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 5km, được đưa vào khai thác dân dụng từ năm 1985, hiện nay đây là cảng hàng không dự trù đầy đủ cho sân bay Quốc tế Nội Bài.

Năm 2018, số lượng hành khách thống kê được là hơn 2 triệu lượt khách/năm, số lượng hàng hóa đạt hơn 17 triệu tấn và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.

Sân bay Quốc tế Cát Bi

Sân bay Quốc tế Cát Bi

Sân bay Quốc tế Phù Cát

Sân bay Quốc tế Phù Cát được xây dựng từ năm 1966 với tên gọi ban đầu là Sân bay Gò Quánh, là sân bay phục vụ cho mục đích quân sự. Sau chiến tranh thì sân bay này được cải tạo và nâng cấp lại để phục vụ cho mục đích dân dụng.

Năm 2019, số lượng hành khách thông qua tại sân bay Quốc tế Phù Cát được ghi nhận là 1,7 triệu lượt khách/năm, con số này đến từ các chuyến bay nội địa, các chuyến bay quốc tế vẫn chưa được khai thác tại sân bay này.

Sân bay Quốc tế Phù Cát

Sân bay Quốc tế Phù Cát

Sân bay Quốc tế Cam Ranh

Sân bay Quốc tế Cam Ranh được xây dựng vào thời kháng chiến chống Mỹ cho mục đích quân sự, sau khi thống nhất năm 1975 sân bay này vẫn được sử dụng cho mục đích quân sự mãi đến năm 2004.

Tháng 5/2004, sân bay Quốc tế Cam Ranh chính thức đón chuyến bay dân dụng đầu tiên. Hiện tại, đây là một trong những sân bay đón lượt khách hàng năm cao nhất trong 12 sân bay quốc tế đang hoạt động, con số ghi nhận được năm 2019 là gần 10 triệu lượt khách/năm.

Sân bay Quốc tế Cam Ranh

Sân bay Quốc tế Cam Ranh

Sân bay Quốc tế Long Thành

Sân bay Quốc tế Long Thành

Sân bay Quốc tế Long Thành

Sân bay Quốc tế Long Thành vẫn chỉ đang trong quá trình xây dựng, trên thực tế sân bay Long Thành được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất trong bối cảnh không thể tiếp tục mở rộng được sân bay Tân Sơn Nhất thêm nữa.

Sân bay Long Thành là dự án trọng điểm cả nước tính đến năm 2030, với diện tích 25.000ha và công suất lên tới 100 triệu lượt khách/năm thì đây sẽ là sân bay Quốc tế lớn nhất Việt Nam cũng như lớn nhất Đông Nam Á.

Bài liên quan: Cập nhật bản đồ quy hoạch khu ven sân bay Long Thành mới nhất

Việt Nam có bao nhiêu sân bay nội địa?

Sân bay nội địa Việt Nam

Sân bay nội địa Việt Nam

Sân bay nội địa tại Việt Nam thường có quy mô nhỏ, chuyến bay trong ngày khá hạn chế, chủ yếu chỉ phục vụ cho nhu cầu di chuyển của người dân tại khu vực tỉnh thành đó. Dưới đây là 12 sân bay nội địa tại Việt Nam:

STT Tên sân bay Mã (Ký hiệu) Tỉnh
1 Sân bay Điện Biên Phủ DIN Điện Biên
2 Sân bay Thọ Xuân THD Thanh Hoá
3 Sân bay Đồng Hới VDH Quảng Bình
4 Sân bay Chu Lai VCL Quảng Nam
5 Sân bay Tuy Hoà TBB Phú Yên
6 Sân bay Pleiku PXU Gia Lai
7 Sân bay Buôn Mê Thuột MBV Đắk Lắk
8 Sân bay Rạch Giá VKG Kiên Giang
9 Sân bay Cà Mau CAH Cà Mau
10 Sân bay Côn Đảo VCS Bà Rịa – Vũng Tàu

Việt Nam có bao nhiêu sân bay quân sự?

Sân bay quân sự Việt Nam

Sân bay quân sự Việt Nam

Hiện nay Việt Nam đang có 14 sân bay quân sự, những sân bay này không chỉ sử dụng cho mục đích tập luyện phòng không mà còn  có thể sử dụng trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Sân bay Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mục đích thăm dò, và vận chuyển dầu khí.

STT Tên sân bay Tỉnh Mục đích sử dụng
1 Sân bay Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu Dịch vụ thăm dò, dầu khí
2 Sân bay Kép Bắc Giang Quân sự
3 Sân bay Phú Giáo Bình Dương Quân sự (dự trữ)
4 Sân bay Phước Bình Bình Phước Quân sự (dự trữ)
5 Sân bay Biên Hòa Đồng Nai Quân sự
6 Sân bay Nước Trong Đồng Nai Quân sự (dự trữ)
7 Sân bay Kiến An Hải Phòng Quân sự
8 Sân bay Hòa Lạc Hà Nội Quân sự
9 Sân bay Gia Lâm Hà Nội Quân sự
10 Sân bay Anh Sơn Nghệ An Quân sự (dự trữ)
11 Sân bay Thành Sơn Ninh Thuận Quân sự cấp 1
12 Sân bay Yên Bái Yên Bái Quân sự
13 Sân bay Trường Sa Khánh Hòa Quân sự
14 Sân bay Nước Mặn Đà Nẵng Quân sự

Trên đây là tổng hợp các sân bay ở Việt Nam, bạn đọc có thể theo dõi và tiếp nhận thêm thông tin qua Goland24h.com.

Dành cho bạn

5/5 - (1 bình chọn)

Huỳnh Quang Diệu

Chuyên viên kinh doanh

Tin tức liên quan