fb

TOP 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam hiện nay

đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Những đỉnh núi cao nhất Việt Nam luôn là từ khóa được nhiều người yêu thích du lịch mạo hiểm tìm kiếm. Ngoài những bãi biển thì đỉnh núi cũng là một điểm đến được khách du lịch yêu thích và muốn khám phá.

Vậy đâu là TOP 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, những địa danh du lịch thám hiểm không thể bỏ qua khi đến với Việt Nam. Cùng Goland tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây nhé!

1. Fansipan 3143m (Lào Cai) – Đỉnh núi cao nhất Việt Nam hiện nay

Đỉnh núi cao nhất Việt Nam hiện nay là Fansipan với độ cao 3143m (Lào Cai)

Đỉnh núi cao nhất Việt Nam hiện nay là Fansipan với độ cao 3143m (Lào Cai)

Độ cao 3.147,3 m
Phần lồi 1,613 m
Vị trí Thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai, huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu Việt Nam
Dãy núi Hoàng Liên Sơn

Fansipan được mệnh danh là đỉnh núi cao nhất Việt Nam với độ cao 3.143m so với mực nước biển, nơi đây còn được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, nằm trong địa phận vườn quốc gia Hoàng Liên, nằm xa thị trấn Sa Pa khoảng 10km.

Nếu bạn muốn khám phá cảnh đẹp trên đỉnh núi Fansipan thì nên lựa thời gian vào khoảng tháng 9 đến tháng 4 năm sau để cảm nhận thời tiết lạnh đặc trưng của nơi đây, đồng thời mùa này thời tiết thường khô ráo, nắng nhẹ và ít mưa rất phù hợp cho các hoạt động ngoài trời.

Nơi đây được xây dựng cáp treo nhằm phục vụ khách du lịch di chuyển nhanh chóng, tuy nhiên nếu bạn muốn trải nghiệm cung đường Trạm Tôn, được xem là cung đường bộ ngắn và dễ đi nhất cũng sẽ phải mất 2 ngày 1 đêm để lên tới đỉnh núi.

Xem thêm: Top 10 ngọn núi cao nhất thế giới hiện nay

2. Đỉnh Pusilung 3083m (Lai Châu)

Đỉnh núi cao thứ 2 là Pusilung với độ cao 3083m

Đỉnh núi cao thứ 2 là Pusilung với độ cao 3083m

Độ cao 3.083 m
Vị trí Phần Việt Nam của núi thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Dãy núi Dãy núi Pu Si Lung

Với chiều cao 3.083m chỉ xếp sau Fansipan thì Pusilung nghiễm nhiên nằm ở vị trí TOP 2 những đỉnh núi cao nhất Việt Nam, đỉnh Pusilung nằm tại địa phận huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giáp ranh địa phận Trung Quốc.

Đường đi tại đỉnh núi này chưa được khai thác sâu, khá trắc trở. Từ chân núi lên đỉnh núi phải mất 3 ngày 2 đêm với tổng chiều dài hơn 60km mới có thể đi lên được đỉnh núi, đây cũng là cung đường núi khắc nghiệt nhất tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc.

Để lên được đỉnh núi, bắt buộc phải lội qua 11 con suối, cánh rừng nguyên sinh và những bãi lau sậy, cỏ tranh rậm rạp, đây cũng là cột mốc biên giới cao thứ 2 trên cả nước xếp sau cột mốc số 79.

3. Đỉnh Putaleng 3049m (Lai Châu)

Đỉnh Putaleng với độ cao 3049m (Lai Châu)

Đỉnh Putaleng với độ cao 3049m (Lai Châu)

Với chiều cao 3.049m, đỉnh Putaleng nắm giữ vị trí số 3 trong danh sách này. Đây tiếp tục là một đỉnh núi thuộc tỉnh Lai Châu, huyện Tam Đường. Với địa hình dốc dựng đứng, để leo lên được đỉnh Putaleng khá chông chênh và hiểm trở, phải mất thời gian 2 ngày 1 đêm mới có thể lên được đỉnh núi.

Tuy nhiên, đây lại là một trải nghiệm rất thú vị để bạn có thể chiêm ngưỡng hết được cảnh đẹp đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, cũng như có những trải nghiệm quý giá cho bạn thân và vượt qua những thử thách khó nhằn lúc thì phải đu cây, lúc lại phải bò xổm mới có thể vượt qua được các ngóc ngách hiểm trở.

4. Bạch Mộc Lương Tử – Ky Quan San  3046m

Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử – Ky Quan San  với độ cao 3046m

Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử – Ky Quan San  với độ cao 3046m

Đứng thứ 4 trong danh sách này là đỉnh Ky Quan San với chiều cao 3.046m chỉ thấp hơn đỉnh Putaleng 3m mà thôi. Dãy Ky Quan San nằm trên địa phận 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nếu du khách muốn thám hiểm đỉnh núi có thể lựa chọn xuất phát tại 1 trong 2 tỉnh này. Tuy nhiên, theo lời khuyên thì du khách nên xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai.

Trên dãy Ky Quan San đỉnh núi cao nhất là Núi Muối với chiều cao 3.000m, là một trong những điểm ngắm bình minh và săn mây đẹp nhất nhì vùng núi Tây Bắc.

5. Phàn Liên San – Khang Su Văn 3012m (Lai Châu)

Phàn Liên San – Khang Su Văn với độ cao 3012m (Lai Châu)

Phàn Liên San – Khang Su Văn với độ cao 3012m (Lai Châu)

Khang Su Văn còn có tên gọi khác là đỉnh Phàn Liên San hay U Thái Minh, đỉnh núi này cao 3.012m thuộc địa phận huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Chiều dài cung đường leo núi dài khoảng 20km, được chinh phục lần đầu vào năm 2015 và nhanh chóng trở thành điểm du lịch mạo hiểm của dân Trekking, cung đường trải qua rừng nguyên sinh với những thân cây to lớn được phủ rêu xanh lạ mắt.

Trong cung đường 2 ngày 1 đêm leo lên đỉnh Phàn Liên San, du khách sẽ đi qua cột mốc Biên Giới cao số 79 là cột mốc cao nhất toàn nguyên biên giới  Việt Nam.

Bạn tham khảo:

6. Đỉnh Tả Liên Sơn 2996m (Lai Châu)

Đỉnh Tả Liên Sơn với độ cao 2996m (Lai Châu)

Đỉnh Tả Liên Sơn với độ cao 2996m (Lai Châu)

Xếp sau đỉnh Khang Su Văn chính là đỉnh Tả Liên Sơn hay còn gọi là Cổ Trâu với chiều cao 2.996m tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Hành trình chinh phục đỉnh Khang Su Văn dự kiến phải mất 2 ngày 1 đêm. Nơi đây còn khá hoang sơ với nhiều cây cổ thụ lâu năm được phủ rêu xanh kín cây, tuy nhiên cung đường ở đây lại không quá khó khăn, rất thích hợp cho khách du lịch lần đầu muốn trải nghiệm.

Hiện nay, ở cung đường lên đỉnh Cổ Trâu đã có trạm dừng chân ở độ cao 2.400m, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, sinh hoạt của du khách. Mặc dù vậy, du khách vẫn nên trang bị đồ giữ nhiệt, các loại đồ dùng y tế cơ bản phòng khi cần thiết.

7. Đỉnh Tà Chì Nhù – Pú Luông 2979m (Yên Bái)

Đỉnh Tà Chì Nhù – Pú Luông với độ cao 2979m (Yên Bái)

Đỉnh Tà Chì Nhù – Pú Luông với độ cao 2979m (Yên Bái)

Tiếp theo trong TOP 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam chính là Đỉnh Tà Chì Nhù hay còn được gọi là Phu Song Sung hay Chung Chua Nhà thuộc dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 2.979m. Nóc nhà của tỉnh Yên Bái được chinh phục vào năm 2013, còn được ví von là “thiên đường mây nơi hạ giới”.

Đặc biệt vào cuối thu, cung đường lên đỉnh Tà Chì Nhù được phủ đầy sắc tím của hoa chi pâu cực kỳ thơ mộng và xinh đẹp, nếu du lịch nơi đây bạn cũng nên đến vào những ngày cuối thu để tận hưởng không khí tuyệt vời này.

8. Đỉnh Pờ Ma Lung 2967m (Lai Châu)

Đỉnh Pờ Ma Lung với độ cao 2967m (Lai Châu)

Đỉnh Pờ Ma Lung với độ cao 2967m (Lai Châu)

Đỉnh Pờ Ma Lung nằm tại xã Bản Lang, Phong Thổ, tỉnh Lai Châu với chiều cao 2.967m được biết đến từ năm 2017, dù đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng nhưng không thể phủ nhận chiều cao khủng của dãy núi này.

Dù không phải là đỉnh núi là chiều cao nằm ở TOP đầu nhưng để lên được ngọn núi này phải đi theo cung đường hơn 40km với thời gian di chuyển rất lâu phải lên tới 3 ngày 2 đêm mới có thể chinh phục thành công đỉnh Pờ Ma Lung này.

9. Đỉnh Nhìu Cồ San 2965m (Lào Cai)

Đỉnh Nhìu Cồ San với độ cao 2965m (Lào Cai)

Đỉnh Nhìu Cồ San với độ cao 2965m (Lào Cai)

Xếp áp chót trong danh sách 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam chính là đỉnh Nhìu Cồ San với chiều cao 2.965m thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, đỉnh Nhìu Cồ San uốn cong như chiếc sừng trâu chĩa ra giữa trời.

Thời điểm tháng 3 đến tháng 4, khi vào mùa hoa đỗ quyên, cả dãy núi như bao trùm trong sắc đỏ và tím lung linh đẹp mắt. Thời điểm tháng 12 nơi đây lại bị phủ trắng bởi tuyết, một trong những cảnh tượng khó tìm tại các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Nếu đang có dự định thăm thú nơi đây, du khách nên ưu tiên 2 khoảng thời gian này.

10. Đỉnh Chung Nhía Vũ 2918m (Lai Châu)

Đỉnh Chung Nhía Vũ với độ cao 2918m (Lai Châu)

Đỉnh Chung Nhía Vũ với độ cao 2918m (Lai Châu)

Nằm cuối danh sách này chính là đỉnh Chung Nhía Vũ với chiều cao 2.918m nằm ở biên giới Việt Trung trên địa phận xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, chân núi nằm gần cột mốc biên giới 85.

Đường lên đỉnh Chung Nhía Vũ chủ yếu là di chuyển men theo suối, qua những cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ lâu năm với chiều cao hơn 50m, đây cũng là rào chắn tự nhiên ngăn cách địa phận Trung Quốc.

Trên đây là TOP 10 những đỉnh núi cao nhất Việt Nam cung cấp theo thông tin hữu ích cho những người ưa du lịch mạo hiểm, thích khám phá du lịch và địa danh trên đất nước Việt Nam. Theo dõi Goland24h.com để biết thêm nhiều thông tin mới mẻ, bổ ích.

Dành cho bạn

5/5 - (1 bình chọn)

Huỳnh Quang Diệu

Chuyên viên kinh doanh

Tin tức liên quan