Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi là gì? Cúc Họa Mi là loài hoa nhỏ nhắn, xinh đẹp gắn liền với mùa thu Hà Nội. Dù bạn có yêu thích hoa hay không chỉ chắc hẳn bạn đã từng nghe qua tên của loài hoa này. Vậy bạn có từng tò mò về ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi hay chưa? Nếu có đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Goland24h.
Nguồn gốc Cúc Họa Mi

Nguồn gốc Cúc Họa Mi
Cúc Họa Mi hay còn gọi là Cúc La Mã, tên khoa học là Matricaria Chamomilla thuộc họ Asteraceae. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu, sở dĩ tên gọi Cúc Họa Mi là từ từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày” bởi loài hoa này sẽ nở khi mặt trời lên và khi mặt trời khuất núi những cánh hoa cũng dần khép lại.
Cúc Họa Mi thích hợp phát triển trong khí hậu cận ôn đới. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia trồng và lai tạo giống hoa này. Tại Việt Nam, Cúc Họa Mi được trồng nhiều tại Hà Nội và Đà Lạt, đặc biệt đây là loài hoa gắn liền với mùa thu Hà Nội, xuất hiện trong nhiều bài thơ ca đầy ý nghĩa.
Đặc điểm của hoa Cúc Họa Mi

Đặc điểm của hoa Cúc Họa Mi
Cúc Họa Mi là loài hoa mọc dại ven đường, mọc thành những cánh đồng bạt ngàn. Chúng có thân hình mỏng manh, yếu đuối nhưng sức sống lại khá dai dẳng và bền bỉ.
Từ thân của Cúc Họa Mi sẽ mọc ra nhiều nhánh, đầu mỗi nhánh sẽ mọc ra những bông hoa nhỏ, mềm mại, với những cánh hoa trắng tinh bao quanh phần nhụy vàng. Về sau Cúc Họa Mi được lai tạo tạo ra nhiều màu sắc bắt mắt và thu hút hơn.
Ngoài những màu hoa Cúc Họa Mi thường thấy thì bạn sẽ bắt gặp những loại hoa có màu sắc bắt mắt như tím, đỏ hồng, vàng.. khoảng tháng 10 – 11 hoa Cúc Họa Mi sẽ nở rộ tạo nên một mùa thu Hà Nội đầy ý nghĩa.
Hoa Cúc Họa Mi nở vào mùa nào?

Hoa Cúc Họa Mi nở vào mùa nào?
Cúc Họa Mi là loài hoa đặc trưng của Hà Nội, vào cuối thu khoảng tháng 10, tháng 11 hoa sẽ nở rộ cả cánh đồng tạo nên vẻ đẹp hết sức ấn tượng, đặc trưng của Hà Nội mà không nơi nào có được.
Vào cuối thu, bạn có thể bắt gặp hoa Cúc Họa Mi nở ở bất kỳ ngóc ngách nào của Hà Nội, nhiều nhất phải kể đến bãi bồi sông Hồng và làng hoa Tây Tựu. Tuổi đời của Cúc Họa Mi khá ngắn, khác với những loài hoa cúc khác. Loài hoa này chỉ nở khoảng 2 – 3 tuần là sẽ tàn.
Xem thêm:
Ý nghĩa hoa mẫu đơn
Ý nghĩa hoa Bồ Công Anh là gì? Đặc điểm và công dụng
Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi

Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi
Biểu tượng hoa Cúc Họa Mi gắn với rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà nên lựa chọn màu hoa cho phù hợp.
Hoa Cúc Họa Mi tượng trưng cho sự thủy chung
Trong tình yêu, Cúc Họa Mi tượng trưng cho sự chân thành, thủy chung, một lòng 1 dạ không đổi thay. Chúng còn tượng trưng cho tình cảm trong sáng, thuần khiết, không vụ lợi, luôn nghĩ và nhau và hy sinh cho nhau.
Hoa Cúc Họa Mi mang ý nghĩa an lành
Cúc Họa Mi với hình dáng nhỏ bé, vẻ ngoài ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng thể hiện cho một cuộc sống an lành, không có phiền lo, cũng như thể hiện ước mơ về một cuộc sống yên bình, an khang.
Cúc Họa Mi thể hiện sự ngây thơ, trong sáng
Đây còn là loài hoa đại diện cho trẻ thơ, cho những sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên của lứa tuổi này. Những đứa trẻ ngây thơ, thánh thiện và trong sáng luôn là hình ảnh mà chúng ta mong muốn bảo vệ nhất.
Hoa Cúc Họa Mi thể hiện sự hiếu thảo
Cúc Họa Mi gắn liền câu chuyện của chàng trai không quản ngại khó khăn, gian khó để đi tìm thuốc chữa bệnh cứu mẹ đã cảm động thần tiên. Từ đó, Cúc Họa Mi trở thành biểu tượng của sự hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ.
Hoa Cúc Họa Mi thể hiện sự thịnh vượng
Cúc Họa Mi là một món quà ý nghĩa gửi tặng bạn bè, những người thân yêu thay cho lời chúc cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Đồng thời cũng là lời chúc mong muốn sự nghiệp thăng tiến, phát triển.
Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi theo màu sắc

Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi theo màu sắc
Mỗi màu Cúc Họa Mi đều có ý nghĩa riêng biệt:
- Cúc Họa Mi trắng: Thể hiện cho sự trong sáng, thuần khiết, ngây thơ… đây là loài hoa hoàn hảo cho những cha mẹ đang mong con.
- Cúc Họa Mi vàng: thể hiện cho niềm vui và tình bạn bè thân thiết, không vụ lợi, những người bạn thật sự sẽ gắn bó lâu dài.
- Cúc Họa Mi tím: là tượng trưng cho một sự khởi đầu mới, sự hy vọng về một hành trình mới đầy may mắn và thuận lợi.
- Cúc Họa Mi hồng: tượng trưng cho sự lãng mạn trong tình yêu, tình yêu dịu dàng và thuần khiết dành cho đối phương.
Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi trong tình yêu

Ý nghĩa hoa Cúc Họa Mi trong tình yêu
Trong tình yêu, Cúc Họa Mi là loài hoa thể hiện cho tình yêu chung thủy, mãnh liệt nhưng đâu đó vẫn ẩn chứa nỗi buồn. Hình ảnh Cúc Họa Mi chỉ nở vào buổi sáng và cụp cánh lại vào buổi đêm giống như chất chứa nỗi buồn nào đó không thể bày tỏ cùng ai.
Hoa Cúc Họa Mi nên tặng ai vào những dịp nào?

Hoa Cúc Họa Mi nên tặng ai vào những dịp nào?
Quà tặng ngày kỷ niệm
Nếu người yêu, vợ/chồng hay người bạn đang thầm mến mộ sinh vào tháng 10 hoặc tháng 11 vào độ hoa Cúc Họa Mi nở rộ thì đừng quên tặng họ một bó hoa thay cho lời yêu thương chân thành, thật lòng và lãng mạn nhất, giúp hâm nóng tình cảm của hai người.
Quà tặng người thân
Tặng Cúc Họa Mi cho cha mẹ, những người đã hy sinh cả đời để nuôi dạy, bảo bọc, chở che cho mình thay cho lời cảm ơn sâu sắc và tình cảm yêu thương không thể diễn tả bằng lời. Đây cũng là món quà ý nghĩa dành tặng anh chị em trong gia đình thay cho tình cảm chân thành khó nói.
Quà tặng bạn bè, đồng nghiệp
Một lời động viên, khích lệ hay một lời chúc may mắn trong cuộc sống đều có thể thể hiện đơn giản bằng một bó Cúc Họa Mi tươi rói trong tay. Việc nhận hoa từ một người thân thiết chắc hẳn sẽ để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người nhận quà.
Công dụng tuyệt vời của hoa Cúc Họa Mi trong cuộc sống

Công dụng tuyệt vời của hoa Cúc Họa Mi trong cuộc sống
Sở hữu vẻ đẹp mong manh, dễ vỡ nhưng Cúc Họa Mi lại loài hoa có nhiều công dụng trong cuộc sống và sức khỏe con người.
Làm trà thanh nhiệt
Trà Hoa Cúc nổi tiếng là loại trà tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng thanh nhiệt, giải độc gan. Bạn có thể pha trà hoa Cúc cùng với rễ cây Cam Thảo, một ít đường phèn, đun sôi lửa nhỏ trong 5 phút sau đó bỏ xác và giữ nước để uống dần.
Lưu thông máu huyết
Thả vài bông hoa Cúc Họa Mi trong bồn tắm để ngâm cơ thể sẽ giúp thư giãn, tăng hấp thụ tinh chất qua da giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Tắm liên tục trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt trên cơ thể.
Dưỡng da hiệu quả
Uống trà Hoa Cúc Họa Mi sẽ có tác dụng làm đẹp da từ sâu bên trong, giảm thâm nám và đặc biệt là trị thâm mắt, đây quả thực là bí kíp dành cho những cô nàng gấu trúc thích đu đêm.
Giảm dị ứng
Nếu bạn đang gặp tình trạng vùng da dễ bị mẩn đỏ, dị ứng, thường xuyên trong trạng thái bứt rứt thì nên đun sôi 100g hoa Cúc Họa Mi với một nhúm nhỏ lá Hương Thảo sau đó để nguội nước và lau lên vùng da đang dị ứng. Có thể pha làm nước tắm để giảm tình trạng mẩn đỏ cơ thể.
Trị khô da
Giã nhỏ một lượng Cúc Họa Mi vừa đủ trộn lẫn với lòng trắng trứng gà thật đều rồi đắp lên mặt trong vòng 10 – 15 phút rồi rửa sạch, thực hiện khoảng 2 – 3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa Cúc Họa Mi đơn giản tại nhà
Cách trồng
Cúc Họa Mi thường được trồng bằng phương pháp gieo hạt, bạn có thể tìm mua hạt ở các tiệm cây cây, nhà vườn…
- Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 10 – 15 giờ, nếu hạt giống có kích thước nhỏ thì không cần ngâm.
- Bước 2: đất trồng tốt nhất là pha giữa đất Akadama hạt nhỏ, 20% – 30% đất mùn và đất có lớp rêu theo tỉ lệ 1:1 và đảm bảo khả năng thoát nước.
- Bước 3: Gieo mầm đều tay để tránh trường hợp chỗ dày, chỗ thưa, để hạt sâu dưới đất khoảng 0.5cm, nhiệt độ 20 – 26 độ C.
- Bước 4: Cây sẽ nảy mầm và ra lá trong vòng 30 – 40 ngày nên cần xử lý cỏ dại và xới đất để đảm bảo dinh dưỡng nuôi cây.
Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để trồng Cúc Họa Mi là vào khoảng tháng 9 đến tháng 10 hằng năm.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Cúc Họa Mi đơn giản tại nhà
Cách chăm sóc
- Ánh sáng: Cúc Họa Mi là loài cây ưa sáng nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ tốt nhất để Cúc Họa Mi phát triển là trong khoảng 18 – 25 độ C.
- Nước tưới: Nên tăng cường lượng nước tưới cho Cúc Họa Mi vào mùa khô hạn và hạn chế tưới nước vào mùa mưa. Đặc biệt, chỉ nên tưới sát gốc tránh việc ướt lá.
- Bón phân: Sau 2 tuần kể từ khi gieo hạt và mỗi tháng một lần nên bón phân NPK đều đặn để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Loại bỏ cỏ dại, sâu bệnh: Để hạn chế cỏ dại có thể phủ ni lông trong khoảng thời gian giữa đến cuối mùa xuân để hạn chế cỏ dại và sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học giúp loại bỏ sâu bệnh hại cây.
Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp
Không nghiễm nhiên mà Cúc Họa Mi lại trở thành loài hoa yêu thích của nhiều người. Hình ảnh ôm bó hoa Cúc Họa Mi trên tay với bộ áo dài trắng thướt tha chắc hẳn là hình ảnh khó quên nhất của mỗi người con gái.

Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp

Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp

Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp

Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp

Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp

Hình ảnh Cúc Họa Mi đẹp
Nếu bạn đã từng hoặc chưa từng có những trải nghiệm này thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội trong mùa hoa sắp tới. Cùng Goland tham khảo những hình ảnh hoa Cúc Họa Mi đẹp nhất được tổng hợp dưới đây.
Trên đây là những thông tin và ý nghĩa của loài hoa Cúc Họa Mi bạn đọc nên biết nhằm có những lựa chọn phù hợp trong những dịp quan trọng một cách thông minh và ý nghĩa hơn.
Truy cập Goland để cập nhật những thông tin mới nhất, quan trọng nhất về các loài hoa đang phổ biến hiện nay trên thị trường.
Xem thêm: Ý nghĩa hoa Thanh Liễu? Hoa Thanh Liễu phổ biến hiện nay