Trong các tổ hợp thi Đại học chính như A (Toán – Lý – Hóa), A1 (Toán – Lý – Anh), B (Toán – Hóa – Sinh), C (Văn – Sử – Địa), thì khối D (Toán – Văn – Anh) là tổ hợp có tính trung lập cao nhất vì hội tụ các môn tự nhiên lẫn xã hội. Đây là một tổ hợp linh động, lại có ngoại ngữ nên khối D luôn gắn liền với quan niệm đào tạo những ngành dễ kiếm việc làm. Vậy các ngành khối D dễ kiếm việc làm là những ngành nào, thuộc trường nào và liệu có quá khó để chinh phục? Cùng Goland tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Khối D cần học tốt các môn nào?
Với tổ hợp gồm 3 môn Toán – Văn và Tiếng Anh, thí sinh xác định chọn khối D là tổ hợp xét tuyển đại học cần học tốt bộ ba môn chính này. Trong đó, nếu có năng khiếu nhất ở môn Tiếng Anh thì khả năng cao sinh viên sẽ chọn được những ngành có cơ hội việc làm ngay khi ra trường, cùng với đó còn là mức lương “khủng” đáng mơ ước.
Vì sao các ngành khối D dễ kiếm việc làm?
Các ngành khối D thường tập trung đào tạo về ngoại ngữ. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và bùng nổ của truyền thông, kỹ thuật số, các công ty, tập đoàn lớn chọn đầu tư sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu, bổ trợ cho nhiều ngành nghề chuyên môn khác như Công nghệ thông tin, Truyền thông doanh nghiệp, Tài chính, Kế toán, Biên phiên dịch,…
Trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bản thân người học khối D ra vẫn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí trái với ngành học giúp khối D trở thành khối dễ xin việc làm nhất ngay khi ra trường.

Vì sao các ngành khối D dễ kiếm việc làm?
Học khối D có khó không? Cần chuẩn bị kỹ năng gì khi học khối D
Các ngành học khối D không khó. Nếu có nền tảng vững chắc về Tiếng Anh, tuyệt vời hơn là sự bổ trợ của một hay nhiều tiếng khác như Tiếng Nhật, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Thái, Tiếng Đức,… thì tiền đồ của người học khối D chắc chắn sẽ rất rộng mở.
Việc trau dồi thêm nhiều ngôn ngữ khác có thể được thực hiện khi sinh viên bước vào giảng đường đại học. Còn khi đang học cấp 3, để bước vào ngôi trường đại học mơ ước với số điểm thi khối D lý tưởng, các bạn cần rèn luyện thật kỹ 3 môn Toán – Văn – Anh – cũng là 3 môn học chính của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.
Để học tốt 3 môn học này, bạn cần có niềm đam mê và một chút khả năng sẵn có về ngoại ngữ. Nếu không, bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều. Dù là 3 môn chính nhưng ví dụ lực chỉ ở mức Trung bình – Khá, thì số điểm của bài thi Đại học chỉ dừng ở mức đủ để xét tốt nghiệp (4 – 5 điểm). Để vào được những ngành hot thuộc những trường top, điểm tổ hợp an toàn phải từ 25 điểm trở lên. Như vậy, khi xác định khối D là khối xét tuyển Đại học, học sinh cần có định hướng ngay từ lớp 10 và không ngừng rèn luyện, dồn toàn tâm toàn lực suốt 3 năm cấp 3.
Xem thêm: Muốn làm CEO thì học ngành gì? Lộ trình trở thành một CEO
Triển vọng phát triển nghề nghiệp từ khối D
Với sự giao thoa của môn tự nhiên và xã hội, người học khối D có thể ứng tuyển vào những ngành Khoa học tự nhiên như Kế toán, Tài chính, Kinh doanh thương mại, Công nghệ thông tin. Hoặc họ cũng hoàn toàn học được những ngành thiên về xã hội như Nhóm ngành ngôn ngữ (Ngôn ngữ Anh, Nhật Bản Học, Hàn Quốc Học, Trung Quốc Học, Đông Nam Á Học, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Pháp,…)
Sau khi ra trường, người học khối D có thể làm đúng ngành học hoặc với nền tảng ngôn ngữ chắc chắn, họ vẫn có thể “đá chéo sân” sang những lĩnh vực như Truyền thông, Quảng cáo, Thiết kế đồ họa,…
Tùy vào từng lĩnh vực mà ngành học khối D sẽ có mức lương khác nhau khi ra trường. Tuy nhiên, là khối ngành quy tụ những ngành nghề hot, tỉ lệ cạnh tranh cao lại có ngôn ngữ hậu thuẫn, mức lương dành cho fresher khi ra trường của khối D thường tầm 8 – 10 triệu, từ 1 – 2 năm kinh nghiệm là 12 – 15 triệu và cấp quản lý hoàn toàn có thể ở mức nghìn đô.
Top các ngành khối D dễ kiếm việc làm
Theo thống kê khoảng 5 năm trở lại đây, các ngành này luôn nằm trong top những ngành “hot” với số điểm đầu vào cao ngất ngưỡng thuộc khối D. Đây cũng được đánh giá là các ngành khối D dễ kiếm việc làm nhất sau khi tốt nghiệp hiện nay.
Công an – An ninh – Quân đội
Sự bão hòa của thị trường lao động khoảng 10 năm nay thúc đẩy những nhóm ngành như Công an, An ninh, Quân đội trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Nhiều năm liền, các ngành thuộc nhóm trường đặc thù này luôn nằm ở mức cao, có những năm thi 3 môn 30 điểm mà thí sinh vẫn không thể đậu vì thiếu điểm ưu tiên.
Khi học tại các trường Công an, An ninh, Quân đội, sinh viên được tài trợ hoàn toàn về học phí. Sau khi ra trường, sinh viên được điều động công tác theo chỉ đạo của Bộ ngành và được hưởng lương theo hệ số lương riêng của nhóm ngành Công an, An ninh, Quân đội. Học những ngành này, sinh viên không phải lo tìm việc làm vì mặc định sẽ được phân việc làm và hưởng lương theo chế độ ngay khi ra trường.
Công nghệ thông tin
Với sự phát triển mạnh mẽ của AI cùng nhiều ứng dụng trực tuyến, Công nghệ thông tin (IT) được gọi vui là “vua của mọi nghề”. Tuy là câu nói vui nhưng lại phản ánh đúng tình hình thực tế, rằng nhu cầu về nhân sự của ngành này hiện nay là rất lớn với nhiều chế độ lương thưởng, phúc lợi cao.
Công nghệ thông tin luôn là một trong những ngành hot nhiều năm nay với số điểm đầu vào tăng dần đều theo từng năm. Ngành công nghệ thông tin cũng xuất hiện dày đặc trong chương trình đào tạo của các trường từ công lập đến tư nhân, nhưng những cái tên “trường top” về đào tạo ngành này là Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Khối Đại học Quốc gia, Đại học/Cao đẳng FPT,…
Nhóm ngành Ngoại ngữ
Nhóm ngành Ngoại ngữ là thế mạnh của khối D. Trong thời kỳ hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hóa và mở cửa thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhóm ngành Ngoại ngữ với đa dạng ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Trung, Hàn, Nhật, Thái,… trở nên “khát” nhân lực với mức lương nhiều hứa hẹn.
Tuy nhiên, sự đòi hỏi của nhóm ngành này là phải giao tiếp được và nhạy bén, linh động, hiệu quả trong vấn đề làm việc trực tiếp. Vì ngôn ngữ là cầu nối của mọi vấn đề nên phải đảm bảo không có bất kỳ nhầm lẫn nào xảy ra giữa cấp trên với đối tác hay cấp trên với cấp dưới. Thông tin phải được truyền đạt một cách trung thực, chuẩn xác từ lời nói cho đến văn bản, nên mặc dù lương cao nhưng áp lực đặt lên vai cũng rất lớn.
Truyền thông – Marketing
Truyền thông – Marketing là nhóm ngành đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và giỏi ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn. Trong thời buổi cạnh tranh cao với việc chú trọng hình ảnh, đầu tư định vị thương hiệu cá nhân, Truyền thông – Marketing là bộ phận phụ trách chuyên môn mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có.
Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông – Marketing không thiếu, nhưng ngành này đòi hỏi những người giỏi, giàu kinh nghiệm để có thể xử lý nhanh chóng, hiệu quả các vấn đề liên quan đến xây dựng, duy trì hình ảnh và xử lý khủng hoảng. Môi trường của ngành này nổi tiếng áp lực với khả năng đào thải cao nên lương có thể cao nhưng sự đánh đổi về thời gian, sức khỏe, chất xám cũng không hề nhỏ.
Kinh tế – Tài chính
Khối D cũng là khối ngành đào tạo lĩnh vực Kinh tế – Tài chính. Nhạy với các con số cùng khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp sinh viên dễ dàng xin vào những tập đoàn lớn hay những ngân hàng có tiếng.
Đây là ngành có mức lương cao, thưởng hậu hĩnh nhưng tỉ lệ cạnh tranh rất cao và áp lực doanh số cũng “không phải dạng vừa”. Làm nhiều được thưởng nhiều, làm ít hưởng ít và doanh số nếu không đạt thì bạn sẽ bị áp lực từ cấp trên. Với lĩnh vực này, người học cần phải nhanh nhạy, cẩn thận và cần một chút “duyên” trong nghề để có thể thuyết phục khách hàng xuống tiền đầu tư, gửi tiết kiệm hay chi bất kỳ khoản nào cho công ty của bạn.
Một số trường đào tạo khối D
Các Trường Đại Học Khối D Ở Hà Nội Và Miền Bắc:
STT |
Tên Trường |
1 |
Đại học Bách khoa Hà Nội |
2 |
Đại học Công đoàn |
3 |
Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội |
4 |
Trường Đại Học Công Nghiệp Quảng Ninh |
5 |
Đại học Công nghiệp Việt – Hung |
6 |
Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì |
7 |
Học viện Báo chí Tuyên truyền |
8 |
Học viện Chính sách và Phát triển |
9 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông |
10 |
Học viện Khoa học Quân sự |
11 |
Học viện Kỹ thuật Mật mã |
12 |
Học viện Ngân hàng |
13 |
Học viện Ngoại giao |
14 |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
15 |
Học viện Phụ nữ Việt Nam |
16 |
Học viện Quản lý Giáo dục |
17 |
Học viện Tài chính |
18 |
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam |
19 |
Học viện Tòa án |
20 |
Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội |
21 |
Khoa Quốc tế – ĐHQG Hà Nội |
Các Trường Đại Học Khối D Ở Miền Trung:
STT |
Tên Trường |
1 |
Đại học Công nghiệp Vinh |
2 |
Đại học Hà Tĩnh |
3 |
Đại Học Hồng Đức |
4 |
Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng |
5 |
Đại học Buôn Ma Thuột |
6 |
Đại học CNTT & TT Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng |
7 |
Đại học công nghệ Đông Á |
8 |
Đại học Công nghệ Vạn Xuân |
9 |
Đại học Khánh Hòa |
10 |
Đại học Khánh Hòa |
11 |
Đại học Khoa học – ĐH Huế |
12 |
Đại học Kinh tế – ĐH Huế |
13 |
Đại học Kinh tế Nghệ An |
14 |
Đại học Luật – ĐH Huế |
15 |
Đại học Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng |
16 |
Đại học Ngoại ngữ – ĐH Huế |
17 |
Đại học Nha Trang |
18 |
Đại học Phạm Văn Đồng |
19 |
Đại học Phan Thiết |
20 |
Đại học Sư phạm – ĐH Đà nẵng |
21 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh |
22 |
Đại học Tài chính Kế toán |
23 |
Đại học Tây Nguyên |
24 |
Đại học Vinh |
25 |
Đại học Xây dựng Miền Trung |
26 |
Học viện Ngân hàng – phân viện Phú Yên |
27 |
Khoa Du lịch – ĐH Huế |
28 |
Khoa kỹ thuật và công nghệ – Đại học Huế |
29 |
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum |
30 |
Phân hiệu Đại Học Huế tại Quảng Trị |
Các Trường Đại Học Khối D Ở Tp. Hồ Chí Minh Và Miền Nam:
STT |
Tên Trường |
1 |
Đại học An Giang |
2 |
Đại học An ninh nhân dân |
3 |
Đại Học Bạc Liêu |
4 |
Đại học Cần Thơ |
5 |
Đại học Cảnh sát nhân dân |
6 |
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM |
7 |
Đại học Công nghiệp TP.HCM |
8 |
Đại học Đồng Nai |
9 |
Đại học Đồng Tháp |
10 |
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM |
11 |
Đại học Kiên Giang |
12 |
Đại học Kiến trúc TP.HCM |
13 |
Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM |
14 |
Đại học Luật TP.HCM |
15 |
Đại học Mở TP.HCM |
16 |
Đại học Ngân hàng TP.HCM |
17 |
Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam |
18 |
Đại học Nông Lâm TP.HCM |
19 |
Đại học Sài Gòn |
20 |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
21 |
Đại học Sư phạm TP.HCM |
22 |
Đại học Tài Chính – Marketing |
23 |
Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM |
24 |
Đại học Thủ Dầu Một |
25 |
Đại học Tiền Giang |
26 |
Đại học Tôn Đức Thắng |
27 |
Đại học Trà Vinh |
28 |
Đại học Văn hóa TP.HCM |
29 |
Đại học Việt – Đức |
30 |
Đại học Xây dựng Miền Tây |
31 |
Đại học Công nghệ Sài Gòn |
32 |
Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) |
33 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM |
34 |
Học viện Hàng không Việt Nam |
Trước câu hỏi các ngành khối D dễ kiếm việc làm không thì câu trả lời là có. Dễ kiếm việc, việc làm lương cao nhưng cũng đồng nghĩa với điểm đầu vào cao, tỉ lệ chọi khốc liệt và công việc nhiều áp lực. Các sĩ tử nếu yêu thích khối D và quyết tâm chinh phục khối này để đến gần hơn với công việc mơ ước thì nên trang bị thật kỹ, chuẩn bị thật tốt về mọi mặt ngay từ hôm nay.
Xem thêm: Top 5 ngành dễ xin việc và có triển vọng tốt trong tương lai